Sau đây là logo của Wyeth, Eli Lilly, Takeda và Johnson & Johnson, bốn tập đoàn này có 2 điểm chung đáng chú ý: thứ nhất là họ đều chọn màu đỏ khá nổi bật, và font chữ kiểu viết tay tạo cảm giác ấn tượng, không hề có sự cách điệu cũng như biểu tượng nào.
Một số hãng khác thì lại chọn màu xanh lam làm chủ đạo với một vài điểm vàng và đỏ nét chấm phá thêm. Đó là trường hợp của Novartis và Merck Serono. Logo của 2 hãng này cũng được cách điệu một ít và mang tính biểu tượng hơn.
Và sau đây là những logo toàn xanh, màu xanh là màu duy nhất để phân biệt chữ và nền (nền xanh chữ trắng như Pfizer hay nền trắng chữ xanh như Amgen). Màu xanh cũng là màu nổi bật mà Pfizer vẫn thường hay nhấn mạnh trong các chiến quảng cáo cho viên thuốc nổi tiếng của mình.
Màu xanh lam có vẻ được tìm thấy thường xuyên nhất trong ngành công nghiệp dược phẩm. Điều này được minh họa thêm bởi các biểu tượng mang nhiều xu hướng hình học sau đây, đó là những tập đoàn với mong muốn chứa đựng trong các biểu tượng nhỏ này cả lịch sử lâu dài vài chục năm của mình, họ vẫn giữ tên của những nhà sáng lập như là một biểu tượng thương hiệu mang ý nghĩa cho sự sâu sắc. Và một lần nữa, màu xanh lam: Servier, Roche, Boehringer Ingelheim hoặc Bristol-Myers Squibb (BMS) là những ví dụ tốt.
(Vẫn) sử dụng màu xanh để thể hiện ý tưởng, nhưng lần này là những nét tương phản và sáng tạo nên biểu tượng, bốn nhà bào chế tiếp theo đã lựa chọn cách tiếp cận khác nhau. Con bò màu xanh của Novo Nordisk hay những hình người phác họa xung quanh trái tim của Sanofi Aventis, tương phản với màu đen nghiêm chỉnh của Abbott hay chùm sáng xanh trong trường hợp Bausch & Lomb.
Không có bất kỳ dấu vết nào của màu xanh, nhưng đã được thiết kế lại gần đây với tư duy mới về nghệ thuật, các biểu tượng sau khoe một hình dáng trẻ trung và hiện đại. Logo của GSK (GlaxoSmithKline) là một hình hơi tròn màu cam, và Astela với nét biểu tượng chồng lên nhau khá tinh tế, đều là ví dụ tốt cho khuynh hướng hiện nay. AstraZeneca, Schering Plough và Gilead cũng đã thực hiện một cách rất thời trang kiểu chữ và các yếu tố đồ họa của mình.
Những logo với hình biểu tượng hoàn toàn tròn, tôi sẽ giới thiệu sau đây. Nếu Pierre Fabre và Daiichi Sankyo giữ lại tên tập đoàn in bên ngoài vòng tròn, thì trường hợp của Bayer ngược lại, họ đặt chéo hai từ của tên công ty nằm trong một vòng tròn có màu sắc đi từ xanh lục chuyển thành xanh lam.
Và màu xanh lục, chính xác là có rất ít trường hợp. Merck (MSD) và Teva là đại diện duy nhất được tìm thấy của màu sắc thường được ví cho ngành dược phẩm này.
Bộ sưu tập và các ý kiến trên đây là hoàn toàn chủ quan và tự phát. Cũng là một dịp để bày tỏ quan điểm về việc thiết kế logo biểu tượng cho tập đoàn, một lĩnh vực quan trong để xây dựng nên thương hiệu vững chắc. Các thiết kế mỹ thuật luôn là cần thiết, ngay cả trong ngành dược phẩm và y tế.
supergelule.fr
https://about.me/trancongchin
RépondreSupprimerhttps://about.me/truongcdduocsaigon
#TS_Trần_Công_Chín
#Trường_Cao_Đẳng_Dược_TPHCM
#Trường_Cao_Đẳng_Dược_Sài_Gòn
#Trường_Cao_Đẳng_Dược_TP_Hồ_Chí_Minh
#Trường_Cao_Đẳng_Y_Dược_Sài_Gòn
Website: https://duocsaigon.com.vn
Địa chỉ: Số 215 Nơ Trang Long, Phường 12, Quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh
Email: truongcaodangduocsaigon@gmail.com
Điện thoại: 0968816981
Google Maps: https://goo.gl/maps/ReZ5Apa4WPQ2
Y sĩ đa khoa - Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn