nhập khẩu song song (Parallel Import - PI), còn gọi là thị trường ‘nhập khẩu xám’ (gray market import), là hiện tượng những hàng hoá được sản xuất dưới sự bảo hộ đầy đủ của các luật thương hiệu, bằng sáng chế, hoặc bản quyền, chúng được đưa vào lưu thông trong một thị trường, và sau đó được nhập khẩu vào một thị trường thứ hai mà không được phép của các chủ sở hữu tài sản trí tuệ trong địa bàn đó. Các chủ sở hữu này thường là một đại lý địa phương được các nhà sản xuất cấp phép phân phối cho sản phẩm của mình.
Ví dụ, nó là hợp lệ khi một công ty kinh doanh mua một lượng thuốc kê toa ở Tây Ban Nha, sau đó nhập khẩu vào Thụy Điển hay Đức mà không có sự chấp thuận của nhà phân phối địa phương sở hữu quyền sáng chế tại 2 nước đó. Trong thực tế, các quy tắc của thị trường nội bộ trong Liên minh châu Âu cho phép thương mại song song giữa những quốc gia thành viên trong hầu hết tất cả các hàng hoá. Lưu ý rằng các hàng hóa nhập khẩu song song là hàng hóa hợp pháp tại thị trường ban đầu, chúng không phải là hàng giả mạo, hàng lậu hay hàng hóa ăn cắp.
Như vậy, hàng hóa nhập khẩu song song hoàn toàn giống với các sản phẩm chính thức của nước sở tại, ngoại trừ rằng chúng có thể được đóng gói khác nhau và có thể không có bảo hành của nhà sản xuất gốc.
Nguyên nhân của nhập khẩu song song thường là :
Các công ty, hoặc là nhà sản xuất hoặc nhà phân phối, do nhiều nguyên nhân đã thiết lập mức giá khác nhau cho cùng một sản phẩm của mình tại các thị trường khác nhau. Vì thế, các nhà nhập khẩu song song thường mua sản phẩm tại một quốc gia có mức giá (P1) rẻ hơn giá mà chúng được bán chính thức ở một nước thứ hai (P2), sau đó họ nhập khẩu các sản phẩm này vào nước thứ hai, và bán các sản phẩm ở nước này tại một mức giá mà thường nằm giữa P1 và P2
Về vấn đề này, thực sự đã có nhiều tranh cãi giữa những người ủng hộ và phản đối xung quanh tính hợp pháp của việc nhập khẩu song song, nó liên quan đến một học thuyết gọi là “Học thuyết hết quyền – Exhaustion doctrine” hay còn gọi là học thuyết “bán lần đầu – first sale doctrine”. Theo học thuyết đó, lợi nhuận có được từ việc các công ty bán sản phẩm của mình lần đầu tiên ra thị trường là đã đủ để đền đáp cho công ty đó trong việc nghiên cứu ra sản phẩm. Kể từ đấy họ sẽ không còn quyền hạn gì về sở hữu trí tuệ với sản phẩm đó nữa, nói cách khác họ không thể can thiệp vào những gì xảy đến tiếp theo đối với các sản phẩm đã bán ra trên thị trường. Tuy nhiên, quan niệm về tính đúng đắn của học thuyết đó là khác nhau giữa các quốc gia. Những nước phản đối sẽ ban hành các luật lệ cấm việc nhập khẩu song song, trong khi các nước ủng hộ thì sẽ xem việc nhập khẩu như thế là hợp pháp.
Trong thị trường dược phẩm, quy định về nhập khẩu song song đã trở thành một vấn đề quan trọng trong hệ thống thương mại toàn cầu. Những người ủng hộ một hệ thống quốc tế để bảo vệ chặt chẽ quyền sở hữu trí tuệ thì mong muốn một lệnh cấm nhập khẩu song song được ban hành trên phạm vi toàn thế giới. Họ lý luận rằng nếu như loại hình này được cho phép rộng rãi, nó sẽ làm giảm đáng kể lợi nhuận trong lĩnh vực nghiên cứu những dược phẩm đặc trị, và hậu quả là sẽ không thể khuyến khích và làm suy tàn công việc R&D để sáng tạo ra những loại thuốc tiên tiến. Hơn nữa, nhập khẩu song song sẽ làm các cơ quan y tế khó khăn hơn trong việc kiểm soát giá thuốc và ban hành các chính sách về thuốc của mình. Thế nhưng, cơ quan quản lý y tế ở các nước nghèo thì lại cho rằng khả năng tiếp cận được những nguồn cung ứng rẻ là rất quan trọng, vì vậy họ ủng hộ việc nhập khẩu song song. Cho dù không ủng hộ, họ cũng muốn dùng việc nhập khẩu song song để đe dọa và tạo sức ép để các nhà phân phối chính phải giảm giá thành sản phẩm của mình. Rõ ràng là những người hoạch định chính sách ở các nước đang phát triển đặc biệt xem trọng việc tiếp cận những nguồn thuốc giá rẻ cho quốc gia mình hơn là việc ủng hộ việc đầu tư nghiên cứu R&D ở nước ngoài.
Tranh cãi này có thể được minh họa bằng một vụ kiện ở Nam Phi tiến hành bởi 39 nhà phân phối thuốc nhằm thay đổi Luật Dược năm 1997 của nước này mà theo đó, chính phủ có quyền cho phép nhập khẩu song song các loại dược phẩm trong trường hợp loại thuốc được bảo vệ độc quyền đó được bán với giá cao quá mức. Ngoài ra, nhiều nhà bào chế lớn mặc dù đã đồng ý cung cấp thuốc trị HIV/AIDS với chi phí thấp cho các quốc gia vùng cận Sahara châu Phi, nhưng họ vẫn lo ngại rằng các loại thuốc này có thể đi vào các thị trường giá trị hơn như Hàn Quốc, Nhật hay Brazil thông qua con đường xuất khẩu song song.
Tham khảo thêm:
- Wikipedia.org
- PARALLEL IMPORTS IN PHARMACEUTICALS: IMPLICATIONS FOR COMPETITION AND PRICES IN DEVELOPING COUNTRIES
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Nhap-khau-song-song-thuoc-Tay-Giai-phap-nua-voi/40022627/157/
- QUY ĐỊNH VỀ NHẬP KHẨU SONG SONG THUỐC PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI
Ví dụ, nó là hợp lệ khi một công ty kinh doanh mua một lượng thuốc kê toa ở Tây Ban Nha, sau đó nhập khẩu vào Thụy Điển hay Đức mà không có sự chấp thuận của nhà phân phối địa phương sở hữu quyền sáng chế tại 2 nước đó. Trong thực tế, các quy tắc của thị trường nội bộ trong Liên minh châu Âu cho phép thương mại song song giữa những quốc gia thành viên trong hầu hết tất cả các hàng hoá. Lưu ý rằng các hàng hóa nhập khẩu song song là hàng hóa hợp pháp tại thị trường ban đầu, chúng không phải là hàng giả mạo, hàng lậu hay hàng hóa ăn cắp.
Như vậy, hàng hóa nhập khẩu song song hoàn toàn giống với các sản phẩm chính thức của nước sở tại, ngoại trừ rằng chúng có thể được đóng gói khác nhau và có thể không có bảo hành của nhà sản xuất gốc.
Nguyên nhân của nhập khẩu song song thường là :
Các công ty, hoặc là nhà sản xuất hoặc nhà phân phối, do nhiều nguyên nhân đã thiết lập mức giá khác nhau cho cùng một sản phẩm của mình tại các thị trường khác nhau. Vì thế, các nhà nhập khẩu song song thường mua sản phẩm tại một quốc gia có mức giá (P1) rẻ hơn giá mà chúng được bán chính thức ở một nước thứ hai (P2), sau đó họ nhập khẩu các sản phẩm này vào nước thứ hai, và bán các sản phẩm ở nước này tại một mức giá mà thường nằm giữa P1 và P2
Về vấn đề này, thực sự đã có nhiều tranh cãi giữa những người ủng hộ và phản đối xung quanh tính hợp pháp của việc nhập khẩu song song, nó liên quan đến một học thuyết gọi là “Học thuyết hết quyền – Exhaustion doctrine” hay còn gọi là học thuyết “bán lần đầu – first sale doctrine”. Theo học thuyết đó, lợi nhuận có được từ việc các công ty bán sản phẩm của mình lần đầu tiên ra thị trường là đã đủ để đền đáp cho công ty đó trong việc nghiên cứu ra sản phẩm. Kể từ đấy họ sẽ không còn quyền hạn gì về sở hữu trí tuệ với sản phẩm đó nữa, nói cách khác họ không thể can thiệp vào những gì xảy đến tiếp theo đối với các sản phẩm đã bán ra trên thị trường. Tuy nhiên, quan niệm về tính đúng đắn của học thuyết đó là khác nhau giữa các quốc gia. Những nước phản đối sẽ ban hành các luật lệ cấm việc nhập khẩu song song, trong khi các nước ủng hộ thì sẽ xem việc nhập khẩu như thế là hợp pháp.
Trong thị trường dược phẩm, quy định về nhập khẩu song song đã trở thành một vấn đề quan trọng trong hệ thống thương mại toàn cầu. Những người ủng hộ một hệ thống quốc tế để bảo vệ chặt chẽ quyền sở hữu trí tuệ thì mong muốn một lệnh cấm nhập khẩu song song được ban hành trên phạm vi toàn thế giới. Họ lý luận rằng nếu như loại hình này được cho phép rộng rãi, nó sẽ làm giảm đáng kể lợi nhuận trong lĩnh vực nghiên cứu những dược phẩm đặc trị, và hậu quả là sẽ không thể khuyến khích và làm suy tàn công việc R&D để sáng tạo ra những loại thuốc tiên tiến. Hơn nữa, nhập khẩu song song sẽ làm các cơ quan y tế khó khăn hơn trong việc kiểm soát giá thuốc và ban hành các chính sách về thuốc của mình. Thế nhưng, cơ quan quản lý y tế ở các nước nghèo thì lại cho rằng khả năng tiếp cận được những nguồn cung ứng rẻ là rất quan trọng, vì vậy họ ủng hộ việc nhập khẩu song song. Cho dù không ủng hộ, họ cũng muốn dùng việc nhập khẩu song song để đe dọa và tạo sức ép để các nhà phân phối chính phải giảm giá thành sản phẩm của mình. Rõ ràng là những người hoạch định chính sách ở các nước đang phát triển đặc biệt xem trọng việc tiếp cận những nguồn thuốc giá rẻ cho quốc gia mình hơn là việc ủng hộ việc đầu tư nghiên cứu R&D ở nước ngoài.
Tranh cãi này có thể được minh họa bằng một vụ kiện ở Nam Phi tiến hành bởi 39 nhà phân phối thuốc nhằm thay đổi Luật Dược năm 1997 của nước này mà theo đó, chính phủ có quyền cho phép nhập khẩu song song các loại dược phẩm trong trường hợp loại thuốc được bảo vệ độc quyền đó được bán với giá cao quá mức. Ngoài ra, nhiều nhà bào chế lớn mặc dù đã đồng ý cung cấp thuốc trị HIV/AIDS với chi phí thấp cho các quốc gia vùng cận Sahara châu Phi, nhưng họ vẫn lo ngại rằng các loại thuốc này có thể đi vào các thị trường giá trị hơn như Hàn Quốc, Nhật hay Brazil thông qua con đường xuất khẩu song song.
Tham khảo thêm:
- Wikipedia.org
- PARALLEL IMPORTS IN PHARMACEUTICALS: IMPLICATIONS FOR COMPETITION AND PRICES IN DEVELOPING COUNTRIES
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Nhap-khau-song-song-thuoc-Tay-Giai-phap-nua-voi/40022627/157/
- QUY ĐỊNH VỀ NHẬP KHẨU SONG SONG THUỐC PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI
https://about.me/truongcdduocsaigon
RépondreSupprimer#TS_Trần_Công_Chín
#Trường_Cao_Đẳng_Dược_Sài_Gòn
#Trường_Cao_Đẳng_Dược_TP_Hồ_Chí_Minh
#Trường_Cao_Đẳng_Y_Dược_Sài_Gòn
Website: https://duocsaigon.com.vn
Địa chỉ: Số 215 Nơ Trang Long, Phường 12, Quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh
Email: truongcaodangduocsaigon@gmail.com
Điện thoại: 0968816981
https://docdro.id/5NkdRLB
https://issuu.com/trancongchin/docs/hoa_n_thie__n_ho___so__xe_t_tuye__n
https://www.scribd.com/document/399948897/Hoa-n-Thie-n-Ho-So-Xe-t-Tuye-n-Y-Si-Y-Ho-c-Co-Truye-n-Sa-i-Go-n-Na-m-2019
https://drive.google.com/file/d/15GB4uhA3hUT9SoZhpeIudGdnksHBngou/view?usp=sharing