Tuổi thọ của con người đã không ngừng tăng lên trong những năm gần đây, những người trên 60 tuổi trở nên ngày càng nhiều trong xã hội, có phải xã hội ngày nay đang già đi như thế? Hơn nữa, thế nào là tuổi già và khi nào thì chúng ta già đi?
Nếu trả lời rằng tuổi già bắt đầu ở ngưỡng 60, thì đúng là xã hội chúng ta đang già đi, đặc biệt là ở các nước phương Tây. Nhưng tại sao lại phải giới hạn ở 60 tuổi mà không phải là 65 hay 70? Con số định mệnh cho tuổi già này được công nhận vì nó tương ứng với tuổi nghỉ hưu của chúng ta, mà một trong những bộ luật đầu tiên qui định là luật Colbert ra đời tại Pháp năm 1673. Quan niệm đó dần dần trở thành thói quen và người ta không cần phải xem xét lại câu trả lời! Vậy đó có phải là một chỉ số bất biến và hữu ích cho tuổi già? Không, vì mọi thứ đã thay đổi kể từ thời của ông Colbert. Lúc đó, con người thường chỉ sống được trung bình ... 25 năm và 60 tuổi là một cột mốc chỉ có ít người đạt đến (18%). Ngày nay, ở tuổi 60, đàn ông có thể hy vọng sống thêm 22 năm và phụ nữ thì đến 27 năm nữa. Quả thực, 80% người về hưu hiện nay vẫn giữ được điều kiện thể lực khá tốt. Sự kéo dài đáng kể tuổi thọ đã khiến chúng ta phải đặt lại câu hỏi: khi nào thì chúng ta già?
Ngày nay, những người già đang trở nên trẻ trung hơn trước
Nước Pháp, với số lượng người làm công ăn lương trên 55 tuổi chỉ chiếm 37%, đã đứng sau các nước khác trong việc nhận ra giá trị của những công chức “lão làng”. Tại Nhật hay Thụy Điển, việc kéo dài các hoạt động đến tuổi 73 thậm chí 75 đã trở thành hiện thực. Tại Anh, hành động của cơ quan chính phủ “Age Positive” đã giúp tạo ra thêm nhiều việc làm cho người trên 60. Thậm chí ở Đức và Phần Lan, tuổi về hưu đã được kéo lên đến 68 tuổi. Các quốc gia này đã nhận ra rằng việc làm cho các nhân công lớn tuổi là cần thiết nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt về kinh nghiệm và kĩ năng, trong khi đó tại nhiều nước đang phát triển, người ta vẫn có xu hướng loại bỏ dần những người trên 55 tuổi ra khỏi biên chế, viện dẫn bởi các “lí do về tài chính”! Mặt khác, ngày nay chúng ta đã hiểu được rằng hoạt động tích cực sẽ giữ chúng ta không “già đi quá nhanh”. Người ta nghiên cứu thấy rằng việc thực hiện các hoạt động ngoại khóa sẽ trì hoãn được sự lão hóa của quá trình nhận thức thêm 3,23 năm, cũng như việc tập thể dục sẽ điều chỉnh được thêm 1,84 năm nữa.
Nếu trả lời rằng tuổi già bắt đầu ở ngưỡng 60, thì đúng là xã hội chúng ta đang già đi, đặc biệt là ở các nước phương Tây. Nhưng tại sao lại phải giới hạn ở 60 tuổi mà không phải là 65 hay 70? Con số định mệnh cho tuổi già này được công nhận vì nó tương ứng với tuổi nghỉ hưu của chúng ta, mà một trong những bộ luật đầu tiên qui định là luật Colbert ra đời tại Pháp năm 1673. Quan niệm đó dần dần trở thành thói quen và người ta không cần phải xem xét lại câu trả lời! Vậy đó có phải là một chỉ số bất biến và hữu ích cho tuổi già? Không, vì mọi thứ đã thay đổi kể từ thời của ông Colbert. Lúc đó, con người thường chỉ sống được trung bình ... 25 năm và 60 tuổi là một cột mốc chỉ có ít người đạt đến (18%). Ngày nay, ở tuổi 60, đàn ông có thể hy vọng sống thêm 22 năm và phụ nữ thì đến 27 năm nữa. Quả thực, 80% người về hưu hiện nay vẫn giữ được điều kiện thể lực khá tốt. Sự kéo dài đáng kể tuổi thọ đã khiến chúng ta phải đặt lại câu hỏi: khi nào thì chúng ta già?
Ngày nay, những người già đang trở nên trẻ trung hơn trước
Nước Pháp, với số lượng người làm công ăn lương trên 55 tuổi chỉ chiếm 37%, đã đứng sau các nước khác trong việc nhận ra giá trị của những công chức “lão làng”. Tại Nhật hay Thụy Điển, việc kéo dài các hoạt động đến tuổi 73 thậm chí 75 đã trở thành hiện thực. Tại Anh, hành động của cơ quan chính phủ “Age Positive” đã giúp tạo ra thêm nhiều việc làm cho người trên 60. Thậm chí ở Đức và Phần Lan, tuổi về hưu đã được kéo lên đến 68 tuổi. Các quốc gia này đã nhận ra rằng việc làm cho các nhân công lớn tuổi là cần thiết nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt về kinh nghiệm và kĩ năng, trong khi đó tại nhiều nước đang phát triển, người ta vẫn có xu hướng loại bỏ dần những người trên 55 tuổi ra khỏi biên chế, viện dẫn bởi các “lí do về tài chính”! Mặt khác, ngày nay chúng ta đã hiểu được rằng hoạt động tích cực sẽ giữ chúng ta không “già đi quá nhanh”. Người ta nghiên cứu thấy rằng việc thực hiện các hoạt động ngoại khóa sẽ trì hoãn được sự lão hóa của quá trình nhận thức thêm 3,23 năm, cũng như việc tập thể dục sẽ điều chỉnh được thêm 1,84 năm nữa.
Sống trẻ trung lâu dài hơn
Sự gia tăng của tuổi thọ kéo theo sự gia tăng của thời gian sống mà không bị suy giảm các chức năng (nghiêm trọng), một phần nhờ tiến bộ y học, nhưng cũng nhờ vào các tiến bộ công nghệ đã giúp giảm thiểu đáng kể những công việc tay chân. Thời gian sống khỏe mạnh, nghĩa là thời gian sống với khả năng tự chủ về bản thân và xã hội, là một tiêu chí quan trọng để xác định xem người đó đã già hay chưa. Vì vậy có thể nói chúng ta đang trẻ trung lâu hơn, và tuổi già do đó phải được định nghĩa lại và có tính đến độ tuổi khi xuất hiện những khuyết tật của bản thân. Ở tuổi 65, người ta vẫn còn trẻ, đàn ông khi đó trung bình sẽ sống được thêm 13,5 năm và phụ nữ thì 18 năm. Như vậy, có thể nói xã hội hiện đại ngày nay không thực sự quá già như nhiều người vẫn nghĩ!
pharmaceutiques.fr
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire