Như những bệnh truyền nhiễm khác, công cụ hiệu quả nhất để chiến đấu chống lại sốt xuất huyết (sốt dengue) là vaccine. Đó là phương pháp vừa hiệu quả lại vừa kinh tế, có thể giúp đẩy lui được căn bệnh đang đe dọa hàng chục triệu người trên thế giới. Người ta đã cố gắng phát triển vaccine dengue từ 60 năm nay, nhưng nó đã gặp phải rất nhiều khó khăn, không chỉ là thử thách về mặt khoa học, mà còn do sự thiếu quan tâm của các công ty dược phương Tây vì nghĩ rằng nó chỉ là vấn đề của các nước nghèo đang phát triển.
Đó là lý do tại sao dù số ca sốt xuất huyết gia tăng ngày càng nhiều trên thế giới, những nỗ lực của chúng ta gần như là con số không. Hiện nay chưa có thuốc nào phòng ngừa hay kháng được virus. Cách duy nhất mà người ta áp dụng hiện nay là cố gắng kiểm soát sự sinh sản của muỗi vằn Aedes aegypti, loài côn trùng trung gian gây bệnh của virus dengue.
Như chúng ta thấy hiện nay, biện pháp trên tỏ ra tốn thời gian và chủ yếu là không hiệu quả. Bộ y tế thường khó khăn trong việc tuyên truyền cho công chúng nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng những biện pháp như: tìm và tiêu diệt nơi sinh sản của muỗi, tự bảo vệ bản thân, chữa trị sớm khi bị sốt và không để đồ đạc bừa bãi.
Nhờ vào sự ấm lên và sự toàn cầu hóa, sốt xuất huyết ngày nay đã bắt đầu trở thành mối quan tâm của phương Tây. Tại Mỹ, căn bệnh này một thời đã bị diệt trừ, nay đã quay lại. Từ nhiều năm nay, sự đô thị hóa nhanh chóng đặc trưng bởi các khu vực đông dân cư đi kèm với môi trường cho muỗi phát triển trên diện rộng đã làm gia tăng sự bùng nổ các ca nhiễm sốt xuất huyết, từ 1,2 triệu ca được báo cáo năm 1998 đã tăng lên xấp xỉ 50 triệu hiện nay, với số quốc gia tăng lên đáng kể. Người ta cũng tin rằng con số thực tế còn lớn hơn nhiều, vì đa số ca nhiễm sốt xuất huyết nhẹ đều có triệu chứng không điển hình.
Với sự giúp đỡ của các chính phủ cũng như sự tài trợ của quỹ Bill và Melinda Gate, những nỗ lực nghiên cứu để tìm một loại vắc xin hiệu quả đã phát triển hơn 60 dự án trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ngày mà cục quản lý dược Mỹ FDA phê duyệt cho một loại vaccin chủng ngừa hoặc điều trị vẫn còn một vài năm nữa. Rõ ràng, sốt xuất huyết không phải là một thách thức dễ dàng bị vượt qua, các nhà khoa học đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc thiết kế một loại vaccine mà vừa có thể phát triển sự miễn dịch bảo vệ lại vừa không kích hoạt một phản ứng miễn dịch thứ cấp nguy hiểm.
Để dễ hiểu hơn về trở ngại này, các nhà khoa học giải thích: Trong đa số các bệnh truyền nhiễm, khi người ta đã mắc bệnh một lần, thì họ sẽ được bảo vệ khỏi bệnh đó và hiếm khi nào mắc lại lần thứ 2, ví dụ như các bệnh đậu mùa, thủy đậu,... Đó cũng chính là nguyên lý để người ta chế tạo ra vaccine. Tuy nhiên, sốt xuất huyết thì hoàn toàn khác hẳn.
Một trong những điểm độc đáo đặc trưng của sốt xuất huyết là bạn có thể bị mắc nhiều lần trong đời, thậm chí khi mắc lần 2 bạn sẽ có nguy cơ bị nặng hơn lần đầu.” theo Tiến sĩ Anna Durbin, một giáo sư tại trường Đại học Johns Hopkins Bloomberg về Y tế công cộng, người đang làm việc với Viện quốc gia về dự án vắc-xin sốt xuất huyết.
Lý do của hiện tượng này là vì virus Dengue tồn tại dưới dạng 4 chủng (serotype) khác nhau được gọi tên lần lượt từ DEN 1 đến 4. Các chủng này hoàn toàn độc lập, người lần đầu nhiễm 1 trong 4 chủng này thường có biểu hiện sốt nhẹ không điển hình (sốt Dengue). Sốt xuất huyết Dengue hay nặng hơn là Hội chứng sốc Dengue (thể nặng) thường xảy ra trong lần nhiễm trùng sau, khi bệnh nhân đã có sẵn miễn dịch chủ động (do đã bị bệnh) hoặc thụ động (do mẹ truyền sang) đối với một loại huyết thanh khác. Một số nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng "thể nặng của bệnh là Sốt xuất huyết Dengue/Hội chứng sốc Dengue xảy ra khi một người đã nhiễm bệnh trong quá khứ bởi một loại serotype virus nay lại nhiễm một loại serotype virus khác". Giả thuyết này được củng cố bởi các ghi nhận lâm sàng rằng Sốt xuất huyết Dengue gặp chủ yếu ở những người đã ít nhất một lần mắc bệnh trước đó và Sốt xuất huyết Dengue xảy ra thường xuyên hơn ở các cư dân trong vùng dịch lưu hành hơn là các du khách mắc bệnh tại nơi này trong cùng thời điểm. Vì thế, một vaccine an toàn phải là một vaccine tứ giá (tetravalent) có thể chống lại cùng lúc cả 4 chủng serotype trên, và điều này thật sự là một thử thách.
Những tiến bộ đi xa nhất tính tới thời điểm này là các vaccine được làm từ virus dengue sống, giảm động lực. Các công ty như GSK và Sanofi Pasteur đã đạt được nhiều thành tựu khi đưa được sản phẩm của mình vào giai đoạn thử nghiệm trên người.
Các báo cáo ban đầu từ 1 thử nghiệm tại Thái Lan cho loại vaccine được phát triển bởi tập đoàn Pháp Sanofi Pasteur được mô tả là “rất hứa hẹn”. Thử nghiệm này được tiến hành vào năm 2009, bao gồm 4,000 trẻ em và đang chứng tỏ hiệu quả trong 2 năm đầu, mà không có trẻ tình nguyện nào mắc phải các phản ứng phụ nguy hiểm từ vaccine. Sanofi dự kiến sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm vaccine tại nhiều quốc gia như Philippine, Indonesia hay Việt Nam.
Vì đặc tính của mình, sốt xuất huyết cần phải mất một thời gian dài hơn gấp 3-4 lần để phát triển một loại vaccine so với những loại vaccine từ virus có họ hàng tương tự như virus viêm não Nhật Bản và virus Sốt vàng. Nếu mọi thứ diễn ra thuận lợi trong các nghiên cứu lâm sàng, các chuyên gia cho biết kế hoạch triển khai tiêm chủng cho cộng đồng sẽ bắt đầu sớm nhất vào năm 2015.
Một tin vui khác cũng đến từ khu vực ASEAN. Một báo cáo của Guardian London cho biết những nhà nghiên cứu Singapore đang nghiên cứu một loại test thử đơn giản, rẻ tiền và không xâm lấn cho bệnh sốt xuất huyết dựa vào nước bọt so với các xét nghiệm máu hiện tại. Nếu thành công, nó sẽ cung cấp một phương pháp hiệu quả để thử sốt xuất huyết tại nhà, điều này sẽ giúp việc điều trị trở nên kịp thời hơn.
Cuối cùng, trong khi chờ đợi một vaccin mới sắp ra đời, trước mắt bạn hãy tìm cho mình 1 bác sĩ nhi khoa, bất kể tuổi tác của bạn là bao nhiêu. Lý do là vì bác sĩ nhi khoa luôn là chuyên gia hàng đầu hiện nay trong việc kiểm soát và điều trị sốt xuất huyết, và ngày càng có nhiều ca được báo cáo về sốt xuất huyết ở người lớn với những diễn tiến nghiêm trọng khó lường!
philstar.com
Đó là lý do tại sao dù số ca sốt xuất huyết gia tăng ngày càng nhiều trên thế giới, những nỗ lực của chúng ta gần như là con số không. Hiện nay chưa có thuốc nào phòng ngừa hay kháng được virus. Cách duy nhất mà người ta áp dụng hiện nay là cố gắng kiểm soát sự sinh sản của muỗi vằn Aedes aegypti, loài côn trùng trung gian gây bệnh của virus dengue.
Như chúng ta thấy hiện nay, biện pháp trên tỏ ra tốn thời gian và chủ yếu là không hiệu quả. Bộ y tế thường khó khăn trong việc tuyên truyền cho công chúng nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng những biện pháp như: tìm và tiêu diệt nơi sinh sản của muỗi, tự bảo vệ bản thân, chữa trị sớm khi bị sốt và không để đồ đạc bừa bãi.
Nhờ vào sự ấm lên và sự toàn cầu hóa, sốt xuất huyết ngày nay đã bắt đầu trở thành mối quan tâm của phương Tây. Tại Mỹ, căn bệnh này một thời đã bị diệt trừ, nay đã quay lại. Từ nhiều năm nay, sự đô thị hóa nhanh chóng đặc trưng bởi các khu vực đông dân cư đi kèm với môi trường cho muỗi phát triển trên diện rộng đã làm gia tăng sự bùng nổ các ca nhiễm sốt xuất huyết, từ 1,2 triệu ca được báo cáo năm 1998 đã tăng lên xấp xỉ 50 triệu hiện nay, với số quốc gia tăng lên đáng kể. Người ta cũng tin rằng con số thực tế còn lớn hơn nhiều, vì đa số ca nhiễm sốt xuất huyết nhẹ đều có triệu chứng không điển hình.
Với sự giúp đỡ của các chính phủ cũng như sự tài trợ của quỹ Bill và Melinda Gate, những nỗ lực nghiên cứu để tìm một loại vắc xin hiệu quả đã phát triển hơn 60 dự án trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ngày mà cục quản lý dược Mỹ FDA phê duyệt cho một loại vaccin chủng ngừa hoặc điều trị vẫn còn một vài năm nữa. Rõ ràng, sốt xuất huyết không phải là một thách thức dễ dàng bị vượt qua, các nhà khoa học đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc thiết kế một loại vaccine mà vừa có thể phát triển sự miễn dịch bảo vệ lại vừa không kích hoạt một phản ứng miễn dịch thứ cấp nguy hiểm.
Để dễ hiểu hơn về trở ngại này, các nhà khoa học giải thích: Trong đa số các bệnh truyền nhiễm, khi người ta đã mắc bệnh một lần, thì họ sẽ được bảo vệ khỏi bệnh đó và hiếm khi nào mắc lại lần thứ 2, ví dụ như các bệnh đậu mùa, thủy đậu,... Đó cũng chính là nguyên lý để người ta chế tạo ra vaccine. Tuy nhiên, sốt xuất huyết thì hoàn toàn khác hẳn.
Một trong những điểm độc đáo đặc trưng của sốt xuất huyết là bạn có thể bị mắc nhiều lần trong đời, thậm chí khi mắc lần 2 bạn sẽ có nguy cơ bị nặng hơn lần đầu.” theo Tiến sĩ Anna Durbin, một giáo sư tại trường Đại học Johns Hopkins Bloomberg về Y tế công cộng, người đang làm việc với Viện quốc gia về dự án vắc-xin sốt xuất huyết.
Lý do của hiện tượng này là vì virus Dengue tồn tại dưới dạng 4 chủng (serotype) khác nhau được gọi tên lần lượt từ DEN 1 đến 4. Các chủng này hoàn toàn độc lập, người lần đầu nhiễm 1 trong 4 chủng này thường có biểu hiện sốt nhẹ không điển hình (sốt Dengue). Sốt xuất huyết Dengue hay nặng hơn là Hội chứng sốc Dengue (thể nặng) thường xảy ra trong lần nhiễm trùng sau, khi bệnh nhân đã có sẵn miễn dịch chủ động (do đã bị bệnh) hoặc thụ động (do mẹ truyền sang) đối với một loại huyết thanh khác. Một số nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng "thể nặng của bệnh là Sốt xuất huyết Dengue/Hội chứng sốc Dengue xảy ra khi một người đã nhiễm bệnh trong quá khứ bởi một loại serotype virus nay lại nhiễm một loại serotype virus khác". Giả thuyết này được củng cố bởi các ghi nhận lâm sàng rằng Sốt xuất huyết Dengue gặp chủ yếu ở những người đã ít nhất một lần mắc bệnh trước đó và Sốt xuất huyết Dengue xảy ra thường xuyên hơn ở các cư dân trong vùng dịch lưu hành hơn là các du khách mắc bệnh tại nơi này trong cùng thời điểm. Vì thế, một vaccine an toàn phải là một vaccine tứ giá (tetravalent) có thể chống lại cùng lúc cả 4 chủng serotype trên, và điều này thật sự là một thử thách.
Những tiến bộ đi xa nhất tính tới thời điểm này là các vaccine được làm từ virus dengue sống, giảm động lực. Các công ty như GSK và Sanofi Pasteur đã đạt được nhiều thành tựu khi đưa được sản phẩm của mình vào giai đoạn thử nghiệm trên người.
Các báo cáo ban đầu từ 1 thử nghiệm tại Thái Lan cho loại vaccine được phát triển bởi tập đoàn Pháp Sanofi Pasteur được mô tả là “rất hứa hẹn”. Thử nghiệm này được tiến hành vào năm 2009, bao gồm 4,000 trẻ em và đang chứng tỏ hiệu quả trong 2 năm đầu, mà không có trẻ tình nguyện nào mắc phải các phản ứng phụ nguy hiểm từ vaccine. Sanofi dự kiến sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm vaccine tại nhiều quốc gia như Philippine, Indonesia hay Việt Nam.
Vì đặc tính của mình, sốt xuất huyết cần phải mất một thời gian dài hơn gấp 3-4 lần để phát triển một loại vaccine so với những loại vaccine từ virus có họ hàng tương tự như virus viêm não Nhật Bản và virus Sốt vàng. Nếu mọi thứ diễn ra thuận lợi trong các nghiên cứu lâm sàng, các chuyên gia cho biết kế hoạch triển khai tiêm chủng cho cộng đồng sẽ bắt đầu sớm nhất vào năm 2015.
Một tin vui khác cũng đến từ khu vực ASEAN. Một báo cáo của Guardian London cho biết những nhà nghiên cứu Singapore đang nghiên cứu một loại test thử đơn giản, rẻ tiền và không xâm lấn cho bệnh sốt xuất huyết dựa vào nước bọt so với các xét nghiệm máu hiện tại. Nếu thành công, nó sẽ cung cấp một phương pháp hiệu quả để thử sốt xuất huyết tại nhà, điều này sẽ giúp việc điều trị trở nên kịp thời hơn.
Cuối cùng, trong khi chờ đợi một vaccin mới sắp ra đời, trước mắt bạn hãy tìm cho mình 1 bác sĩ nhi khoa, bất kể tuổi tác của bạn là bao nhiêu. Lý do là vì bác sĩ nhi khoa luôn là chuyên gia hàng đầu hiện nay trong việc kiểm soát và điều trị sốt xuất huyết, và ngày càng có nhiều ca được báo cáo về sốt xuất huyết ở người lớn với những diễn tiến nghiêm trọng khó lường!
philstar.com
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire