jeudi 1 septembre 2011

Vắc xin sốt xuất huyết : thách thức và các tiến bộ


Như những bệnh truyền nhiễm khác, công cụ hiệu quả nhất để chiến đấu chống lại sốt xuất huyết (sốt dengue) là vaccine. Đó là phương pháp vừa hiệu quả lại vừa kinh tế, có thể giúp đẩy lui được căn bệnh đang đe dọa hàng chục triệu người trên thế giới. Người ta đã cố gắng phát triển vaccine dengue từ 60 năm nay, nhưng nó đã gặp phải rất nhiều khó khăn, không chỉ là thử thách về mặt khoa học, mà còn do sự thiếu quan tâm của các công ty dược phương Tây vì nghĩ rằng nó chỉ là vấn đề của các nước nghèo đang phát triển.

Đó là lý do tại sao dù số ca sốt xuất huyết gia tăng ngày càng nhiều trên thế giới, những nỗ lực của chúng ta gần như là con số không. Hiện nay chưa có thuốc nào phòng ngừa hay kháng được virus. Cách duy nhất mà người ta áp dụng hiện nay là cố gắng kiểm soát sự sinh sản của muỗi vằn Aedes aegypti, loài côn trùng trung gian gây bệnh của virus dengue.

Như chúng ta thấy hiện nay, biện pháp trên tỏ ra tốn thời gian và chủ yếu là không hiệu quả. Bộ y tế thường khó khăn trong việc tuyên truyền cho công chúng nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng những biện pháp như: tìm và tiêu diệt nơi sinh sản của muỗi, tự bảo vệ bản thân, chữa trị sớm khi bị sốt và không để đồ đạc bừa bãi.

Nhờ vào sự ấm lên và sự toàn cầu hóa, sốt xuất huyết ngày nay đã bắt đầu trở thành mối quan tâm của phương Tây. Tại Mỹ, căn bệnh này một thời đã bị diệt trừ, nay đã quay lại. Từ nhiều năm nay, sự đô thị hóa nhanh chóng đặc trưng bởi các khu vực đông dân cư đi kèm với môi trường cho muỗi phát triển trên diện rộng đã làm gia tăng sự bùng nổ các ca nhiễm sốt xuất huyết, từ 1,2 triệu ca được báo cáo năm 1998 đã tăng lên xấp xỉ 50 triệu hiện nay, với số quốc gia tăng lên đáng kể. Người ta cũng tin rằng con số thực tế còn lớn hơn nhiều, vì đa số ca nhiễm sốt xuất huyết nhẹ đều có triệu chứng không điển hình.

Với sự giúp đỡ của các chính phủ cũng như sự tài trợ của quỹ Bill và Melinda Gate, những nỗ lực nghiên cứu để tìm một loại vắc xin hiệu quả đã phát triển hơn 60 dự án trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ngày mà cục quản lý dược Mỹ FDA phê duyệt cho một loại vaccin chủng ngừa hoặc điều trị vẫn còn một vài năm nữa. Rõ ràng, sốt xuất huyết không phải là một thách thức dễ dàng bị vượt qua, các nhà khoa học đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc thiết kế một loại vaccine mà vừa có thể phát triển sự miễn dịch bảo vệ lại vừa không kích hoạt một phản ứng miễn dịch thứ cấp nguy hiểm.

Để dễ hiểu hơn về trở ngại này, các nhà khoa học giải thích: Trong đa số các bệnh truyền nhiễm, khi người ta đã mắc bệnh một lần, thì họ sẽ được bảo vệ khỏi bệnh đó và hiếm khi nào mắc lại lần thứ 2, ví dụ như các bệnh đậu mùa, thủy đậu,... Đó cũng chính là nguyên lý để người ta chế tạo ra vaccine. Tuy nhiên, sốt xuất huyết thì hoàn toàn khác hẳn.

Một trong những điểm độc đáo đặc trưng của sốt xuất huyết là bạn có thể bị mắc nhiều lần trong đời, thậm chí khi mắc lần 2 bạn sẽ có nguy cơ bị nặng hơn lần đầu.” theo Tiến sĩ Anna Durbin, một giáo sư tại trường Đại học Johns Hopkins Bloomberg về Y tế công cộng, người đang làm việc với Viện quốc gia về dự án vắc-xin sốt xuất huyết.

Lý do của hiện tượng này là vì virus Dengue tồn tại dưới dạng 4 chủng (serotype) khác nhau được gọi tên lần lượt từ DEN 1 đến 4. Các chủng này hoàn toàn độc lập, người lần đầu nhiễm 1 trong 4 chủng này thường có biểu hiện sốt nhẹ không điển hình (sốt Dengue). Sốt xuất huyết Dengue hay nặng hơn là Hội chứng sốc Dengue (thể nặng) thường xảy ra trong lần nhiễm trùng sau, khi bệnh nhân đã có sẵn miễn dịch chủ động (do đã bị bệnh) hoặc thụ động (do mẹ truyền sang) đối với một loại huyết thanh khác. Một số nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng "thể nặng của bệnh là Sốt xuất huyết Dengue/Hội chứng sốc Dengue xảy ra khi một người đã nhiễm bệnh trong quá khứ bởi một loại serotype virus nay lại nhiễm một loại serotype virus khác". Giả thuyết này được củng cố bởi các ghi nhận lâm sàng rằng Sốt xuất huyết Dengue gặp chủ yếu ở những người đã ít nhất một lần mắc bệnh trước đó và Sốt xuất huyết Dengue xảy ra thường xuyên hơn ở các cư dân trong vùng dịch lưu hành hơn là các du khách mắc bệnh tại nơi này trong cùng thời điểm. Vì thế, một vaccine an toàn phải là một vaccine tứ giá (tetravalent) có thể chống lại cùng lúc cả 4 chủng serotype trên, và điều này thật sự là một thử thách.

Những tiến bộ đi xa nhất tính tới thời điểm này là các vaccine được làm từ virus dengue sống, giảm động lực. Các công ty như GSK và Sanofi Pasteur đã đạt được nhiều thành tựu khi đưa được sản phẩm của mình vào giai đoạn thử nghiệm trên người.

Các báo cáo ban đầu từ 1 thử nghiệm tại Thái Lan cho loại vaccine được phát triển bởi tập đoàn Pháp Sanofi Pasteur được mô tả là “rất hứa hẹn”. Thử nghiệm này được tiến hành vào năm 2009, bao gồm 4,000 trẻ em và đang chứng tỏ hiệu quả trong 2 năm đầu, mà không có trẻ tình nguyện nào mắc phải các phản ứng phụ nguy hiểm từ vaccine. Sanofi dự kiến sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm vaccine tại nhiều quốc gia như Philippine, Indonesia hay Việt Nam.

Vì đặc tính của mình, sốt xuất huyết cần phải mất một thời gian dài hơn gấp 3-4 lần để phát triển một loại vaccine so với những loại vaccine từ virus có họ hàng tương tự như virus viêm não Nhật Bản và virus Sốt vàng. Nếu mọi thứ diễn ra thuận lợi trong các nghiên cứu lâm sàng, các chuyên gia cho biết kế hoạch triển khai tiêm chủng cho cộng đồng sẽ bắt đầu sớm nhất vào năm 2015.

Một tin vui khác cũng đến từ khu vực ASEAN. Một báo cáo của Guardian London cho biết những nhà nghiên cứu Singapore đang nghiên cứu một loại test thử đơn giản, rẻ tiền và không xâm lấn cho bệnh sốt xuất huyết dựa vào nước bọt so với các xét nghiệm máu hiện tại. Nếu thành công, nó sẽ cung cấp một phương pháp hiệu quả để thử sốt xuất huyết tại nhà, điều này sẽ giúp việc điều trị trở nên kịp thời hơn.

Cuối cùng, trong khi chờ đợi một vaccin mới sắp ra đời, trước mắt bạn hãy tìm cho mình 1 bác sĩ nhi khoa, bất kể tuổi tác của bạn là bao nhiêu. Lý do là vì bác sĩ nhi khoa luôn là chuyên gia hàng đầu hiện nay trong việc kiểm soát và điều trị sốt xuất huyết, và ngày càng có nhiều ca được báo cáo về sốt xuất huyết ở người lớn với những diễn tiến nghiêm trọng khó lường!

philstar.com


samedi 13 août 2011

CRO, họ là ai?


Một công ty CRO (Contract Research Organisation hay Clinical Research Organisation) là một công ty cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho ngành công nghiệp dược phẩm và chế phẩm sinh học. Các tổ chức CRO cung cấp một danh mục lớn nhiều dịch vụ nghiên cứu thuốc mà các tập đoàn dược phẩm muốn « outsource » trên con đường phát triển thuốc vô cùng khó khăn và tốn kém. Khi mới hình thành, thị trường CRO chủ yếu nổi bật trong lĩnh vực thử nghiệm lâm sàng, ngoài ra họ còn phát triển dịch vụ trong những mảng như đăng kí thuốc, logistics hay lưu hành sản phẩm. Theo nhận định, một nghiên cứu lâm sàng thực hiện bởi 1 công ty CRO có thể nhanh hơn 30% so với khi được thực hiện bởi các công ty dược. Đây là một thị trường rất phân mảnh, các công ty CRO cũng rất phong phú, từ những tập đoàn đa quốc gia có thể cung cấp đầy đủ mọi dịch vụ cần thiết cho đến những công ty nghiên cứu nhỏ, chỉ tham gia vào các thị trường ngách đòi hỏi sự phức tạp hay khu vực địa lý đặc thù. Những công ty CRO thường hỗ trợ cho các công ty dược nhưng họ cũng có thể tham gia vào lĩnh vực chế phẩm sinh học, dụng cụ y tế hay thậm chí cả nông nghiệp và thú y.



Tổng quan về thị trường CRO

Nghiên cứu theo hợp đồng là một ngành công nghiệp nhiều tỷ USD. Trong 5 năm qua, nhu cầu của thị trường này tăng trung bình 14-16% một năm, dựa vào sự phát triển mạnh số lượng các thử nghiệm lâm sàng cũng như độ phức tạp và quy mô ngày càng lớn của những thử nghiệm này. Hiện nay có hơn 1100 công ty CRO trên toàn thế giới, dẫn đầu về thị trường là 3 tập đoàn đa quốc gia, chiếm ưu thế với doanh số mỗi công ty đều trên 1 tỷ USD bao gồm : Covance, PPD, Quintiles. Hình mô tả sau bao gồm các pha thử nghiệm tiền lâm sàng, I, II và III được thực hiên bởi CRO.



Các hoạt động toàn cầu vs địa phương

Có hơn 1000 công ty trong một thị trường nhiều phân mảnh, cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau. Những công ty nhỏ doanh số có thể dưới 1 triệu USD. Xu hướng chung khuyến khích các công ty mở rộng hoạt động ra toàn cầu hơn là chỉ tồn tại trong khu vực. Tuy nhiên, vẫn có những thị trường tập trung then chốt cho ngành công nghiệp, đặc biệt là tại Mỹ, châu Âu và châu Á. Ví dụ như năm 2008, phần lớn doanh số từ thử nghiệm lâm sàng đến từ các dự án tại Mỹ. Và thực tế là 2/3 trong số hơn 1000 công ty CRO có trụ sở tại Mỹ. Sự ưu thế tuyệt đối này là do Mỹ hiện vẫn là thị trường dược phẩm lớn nhất thế giới, cũng như điều kiện thuận lợi về mọi mặt khi tiến hành các thử nghiệm tại đây. Về châu Á, mặc dù sẽ hưởng lợi nhiều từ sự gia tăng nghiên cứu tại Trung Quốc và Ấn Độ, doanh thu vẫn thấp đáng kể so với tổng doanh thu toàn cầu vì nguyên nhân giá trị đồng tiền quá thấp tại các khu vực này. Nam Mỹ và châu Phi cũng bắt đầu chiếm một phần nhỏ thị trường, cũng như Đông Âu và nhiều nơi tại châu Á, nghiên cứu ở đây chỉ tốn một phần ít chi phí so với EU hay Mỹ, trong khi nhóm bệnh nhân ở đây lại thích hợp cho nghiên cứu và hứa hẹn sẽ mang đến số liệu có chất lượng.

Xu hướng của ngành gần đây

Ngành công nghiệp vẫn đang hướng đến mô hình cung cấp dịch vụ « full-service », nghĩa là thực hiện nghiên cứu từ các giai đoạn sớm nhất qua các giai đoạn lâm sàng và đến giai đoạn nghiên cứu sau khi được lưu hành. Các nhu cầu đặc biệt tăng mạnh trong những năm qua, với sự bùng nổ của các thử nghiệm pha II và pha III cũng như sự tăng trưởng đều đặn của pha I. Ngoài ra, sự gia tăng lo ngại về các vấn đề an toàn cũng giúp thúc đẩy thử nghiệm sau khi lưu hành. Không những thế, với sự khắt khe của FDA về vấn đề an toàn, kích cỡ nghiên cứu cũng trở nên ngày càng lớn. Nhu cầu cho những thử nghiệm lớn đã góp phần đòi hỏi các công ty CROs phải mở rộng hoạt động ra toàn cầu.

Nguồn cung cấp các sản phẩm dược-công nghệ sinh học

Năng suất R&D của các nhà sản xuất là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ngành CRO. Bộ phận nghiên cứu phát triển của các công ty dược cần phải đảm bảo duy trì dòng cung cấp các hoạt chất mới để giữ cho sự tăng trưởng của công ty

Chi phí gia tăng cho R&D

Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến ngành CRO. Việc chi phí ngày càng đắt đỏ trong nghiên cứu lâm sàng tạo nhiều cơ hội cho các công ty nghiên cứu, có thể nói sự lớn mạnh và phát triển của các tập đoàn dược chính là yếu tố then chốt của các công ty CRO, vì chính họ là người cung cấp ngân sách cho ngành công nghiệp này.

Ngoài ra, sự “outsource” ngày càng tăng trong các hoạt động nghiên cứu thuốc là kết quả của các yếu tố sau:

Áp lực về giá thuốc

Các công ty dược luôn chịu nhiều áp lực về giá thuốc từ cơ quan quản lý và bệnh nhân. Vì vậy Covance Inc tin rằng các tập đoàn dược này cần chịu trách nhiệm cắt giảm chi phí bằng cách chuyển những chi phí cố định trong việc duy trì bộ phận nghiên cứu lâm sàng thành chi phí lưu động, có thể tăng hay giảm tùy theo nhu cầu, bằng cách thuê ngoài các hoạt động này cho CRO. Các công ty dược sẽ thấy họ không đủ tiềm năng phát triển nội bộ đáp ứng nhu cầu khi có quá nhiều phân tử tiềm năng ra đời cần được thử nghiệm. Covance cũng tin rằng các công ty dược sẽ cố rút ngắn thời gian nghiên cứu lâm sàng bằng cách outsource cho các CROs, nơi tập trung nhiều kinh nghiệm và chuyên môn hơn.

Sự toàn cầu hóa thị trường dược phẩm:

Các tập đoàn đang cố gắng mở rộng thị trường ra toàn cầu cho các thuốc mới phát minh của họ. Mong muốn đăng ký lưu hành cùng lúc trên nhiều thị trường sẽ thay thế cho việc đăng ký lưu hành tuần tự các nước như trước kia. Với xu thế này, những công ty CROs vốn thông thuộc môi trường và điều kiện pháp lý trên nhiều quốc gia sẽ là các đối tác tốt cho họ.

Phong trào M&A trong ngành dược:

Các thương vụ M&A khổng lồ trong ngành dược là kết quả của việc cắt giảm tinh gọn cơ cấu của các công ty. Một khi sát nhập, nhiều việc làm phải bị cắt giảm, các chi phí cho nghiên cứu và phát triển thuốc cũng rất hạn chế. Vì vậy hợp tác với các công ty CRO là một lựa chọn hiệu quả và tiết kiệm.

Đòi hỏi ngày càng khắt khe của cơ quan quản lý:

Cơ quan quản lý của mọi quốc gia đều trở nên ngày càng khắt khe, họ đòi hỏi nhiều nghiên cứu lâm sàng hơn và quy mô lớn hơn để chứng minh thuyết phục hiệu quả của các thuốc mới ra đời. Đó cũng là một trong những yếu tố thuận lợi cho các công ty CROs.

Tập trung vào các lĩnh vực điều trị:

Với những lĩnh vực điều trị như tim mạch, ung thư, viêm khớp, Alzheimer, việc tiến hành các nghiên cứu lâm sàng là khá phức tạp, đòi hỏi các thuốc mới phải chứng tỏ được hiệu quả rõ rệt và không có nhiều tác dụng phụ khi sử dụng trong thời gian dài.

Áp lực cạnh tranh ngày càng tăng trong ngành dược

Chi phí cho R&D ngày càng tăng cao trong khi năng suất của nó lại giảm, các công ty dược cần phải tìm ra giải pháp để giúp cổ đông của họ tin rằng tiền đầu tư của mình được thu hồi vốn nhanh chóng. Để giải tỏa được áp lực này, các tập đoàn cần học cách nghiên cứu thuốc thật nhanh chóng nhưng lại phải giảm chi phí. Vì vậy, việc bắt tay với các đối tác giàu kinh nghiệm như các CROs là một lựa chọn tốt.

Sự phát triển của các công ty Công nghệ sinh học

Ngành công nghệ sinh học Mỹ đang tăng trưởng mạnh với sự ra đời nhiều sản phẩm tiềm năng cho các căn bệnh nan y. Tuy nhiên nhiều công ty công nghệ sinh học chỉ mới thành lập và không có đủ nguồn nhân lực, cơ sở vật chất để tiến hành các thử nghiệm lâm sàng tốn kém. Họ chấp nhận thuê ngoài công đoạn này cho các CROs để tránh mất thời gian xây dựng đội ngũ nhân lực của mình.

Hợp tác giữa Pharma và CRO là xu hướng tất yếu của ngành dược phẩm


"The CRO Market Outlook: Emerging Markets, Leading Players And Future Trends. Viewed April 02, 2008"

lundi 8 août 2011

Top 50 dược phẩm có nguồn gốc sinh học trên thế giới

Các chế phẩm sinh học là những sản phẩm được sản xuất từ cơ thể sống (nhờ quy trình công nghệ sinh học): nhiều loại protein tái tổ hợp, kháng thể đơn dòng, huyết thanh hay vaccin. Nói đơn giản : "Nếu loại thuốc này không phải là một phân tử nhỏ, thì nó chính là biopharma!""

Dưới đây là các loại dược phẩm công nghệ sinh học bán chạy nhất toàn cầu, theo ý kiến của Ronald A. Rader, chủ tịchViện thông tin công nghệ sinh học, nhà xuất bản tạp chí BIOPHARMA: Biopharmaceutical Products in the U.S. and European Markets (www.biopharma.com), nguồn thông tin tham khảo duy nhất trong lĩnh vực dược phẩm công nghệ sinh học này.

Trade Name

Description

Marketer

2010 Revenues

1. Enbrel

TNF Mab, rDNA

Amgen / Pfizer

$7,287

2. Avastin

VEGF Mab, rDNA

Roche

$6,973

3. Rituxan

CD20 Mab, rDNA

Roche / Biogen

$6,859

4. Remicade

TNF Mab, rDNA Mab, rDNA

Johnson & Johnson $6,520

5. Herceptin

HER2 receptor

Roche

$5,859

6. Humira

TNF Mab, rDNA

Abbott

$5,488

7. Lantus

Insulin glargine, rDNA

Sanofi

$4,834

8. Neulasta

G-CSF, rDNA, PEG

Amgen

$3,558

9. Lucentis

VEGF Mab Fab, rDNA

Roche

$3,106

10. Aranesp

EPO, darbo-, rDNA

Amgen

$2,995

11. Avonex

Interferon beta-1a, rDNA

Biogen Idec

$2,518

12. Prevnar-7

Pneumococcal Vaccine(7)-CRM197

Pfizer $2,400

13. Rebif

Interferon beta-1a, rDNA

Merck

$2,297

14. NovoLog

Insulin aspart, rDNA

Novo Nordisk

$2,198

15. Novolin

Insulin, rDNA

Novo Nordisk

$2,185

16. Advate

Factor VIII, rDNA

Baxter

$2,095

17. Humalog

Insulin lispro, rDNA

Lilly

$2,054

18. Procrit / Eprex

EPO, rDNA

Johnson & Johnson

$1,900

19. Erbitux

EGF receptor Mab, rDNA

Bristol-Myers Squibb

$1,791

20. Pegasys

Interferon alfa, rDNA, PEG

Roche

$1,775

21. Betaseron

Interferon betaser, rDNA

Bayer

$1,661

22. NovoSeven

Factor VIIa, rDNA

Novo Nordisk

$1,483

23. BOTOX

Botulinum Toxin A

Allegan

$1,414

24. NeoRecormon

EPO, rDNA

Roche

$1,387

25. Kogenate

FS Factor VIII, rDNA

Bayer

$1,383

26. Neupogen

G-CSF, rDNA

Amgen

$1,286

27. Levemir

Insulin detemir, rDNA

Novo Nordisk

$1,271

28. Engerix-B

Hepatitis B Vaccine, rDNA

GlaxoSmithKline

$1,200

29. Tysabri

Integrin Mab, rDNA

Biogen Idec / Elan

$1,089

30. Humulin

Insulin, rDNA

Lilly

$1,089

31. Synagis

RSV Mab, rDNA

MedImmune/AstraZeneca

$1,038

32. Gardasil

HPV vaccine, rDNA

Merck

$998

33. Varivax

Varicella Vaccine

Merck

$929

34. Norditropin

Somatropin, rDNA

Novo Nordisk

$887

35. Genotropin

Somatropin, rDNA

Pfizer

$885

36. Forteo

Parathyroid hormone, rDNA

Lilly

$830

37. PEG-Intron

Interferon alfa-2b, rDNA

Merck

$737

38. Orencia

CTLA4-Ig, rDNA

Bristol-Myers Squibb

$733

39. Cerezyme

Glucocerebrosidase, rDNA

Genzyme/Sanofi

$720

40. Xolair

mmunoglobulin E Mab, rDNA

Roche & Novartis $692

41. Gonal-f

FSH rDNA

Merck Serono

$674

42. BeneFIX

Factor IX, rDNA

Pfizer

$643

43. Menactra

Meningococcal Vaccine

Sanofi

$626

44. Pulmozyme

DNase, rDNA

Roche

$554

45. Soliris

Complement C5 Mab, rDNA

Alexion $541

46. Follistim AQ

FSH rDNA

Merck Serono

$528

47. Nutropin

Somatropin, rDNA

Roche

$504

48. TNKase

tPA, TNK-, rDNA

Roche

$496

49. Helixate FS

Factor VIII, rDNA

Bayer

$480

50. Actemra

IL-6 receptor mAb, rDNA

Roche

$428


contractpharma.com

vendredi 5 août 2011

Vaccine và những tiến bộ công nghệ trong quản lý dây chuyền lạnh


Chúng ta sẽ tìm hiểu làm sao giảm bớt được rủi ro tại những quốc gia đang phát triển.

Có khi nào chúng ta đặt ra câu hỏi về chất lượng các loại thuốc mà chúng ta phải dùng, nhất là các thuốc tiêm hay vaccin được tiến hành ở bệnh viện? Thực tế ta thường không nghĩ đến điều đó. Chúng ta cảm thấy hoàn toàn yên tâm với những loại thuốc được bác sĩ kê toa và được dùng tại bệnh viện với một sự hài lòng rằng chúng an toàn và hiệu quả. Có lẽ chúng ta là người may mắn, vì trong điều kiện hiện nay, chúng ta có thể được điều trị bằng những thuốc mà chúng ta cần, và những thuốc đó cũng đa phần được bảo quản trong điều kiện tốt.

Theo nghiên cứu của một nhóm chuyên gia ở London, 90% gánh nặng y tế của thế giới rơi vào các quốc gia nằm tại bán cầu nam – nơi mà người dân chỉ có thể tiếp cận được 10% tổng số dược phẩm trên toàn cầu. Hàng năm, có 9 triệu trẻ em chết dưới 5 tuổi, một nửa nằm ở khu vực nam Sahara. Người ta ước tính tại đây cứ trung bình 30 giây, căn bệnh sốt rét lại giết chết một đứa trẻ. Ngoài ra, hai phần ba trong số 33,4 triệu người nhiễm HIV toàn cầu, và một phần ba số ca lao phổi hàng năm cũng được tìm thấy ở đây. Những căn bệnh bị lãng quên như vậy đã ảnh hưởng nặng nề cho những khu vực nghèo nhất trên thế giới.

Tại những nước này, năng lượng thiếu hụt là một vấn đề then chốt. Những hệ thống phát điện cũ kĩ lạc hậu đã không theo kịp sự gia tăng quá nhanh về dân số. Việc thiếu điện gây ra những thách thức cho việc cung cấp dịch vụ y tế đến các cộng đồng dân cư xa xôi. Điển hình, đối với một trong những nguyên lý cơ bản của việc chăm sóc sức khỏe là phương pháp chủng ngừa ngăn chặn những bệnh truyền nhiễm như bại liệt, bạch hầu , uốn ván, sốt vàng da, viêm gan B... việc làm lạnh vì thế không chỉ là tối cần thiết cho việc lưu trữ thực phẩm, nó còn là công cụ then chốt không thể thiếu trong việc bảo quản chất lượng vaccine để ngăn ngừa các căn bệnh này.

“Tất cả các loại vaccine đều cực kì nhạy cảm với nhiệt, một số khác thì bị hỏng nhanh chóng khi bị đông băng,” Dr. Smith Cartoglu, chuyên viên kĩ thuật của tổ chức y tế thế giới giải thích. Các vaccine sẽ được chuyển ra khỏi nhà máy bằng những xe tải kiểm soát nhiệt độ và đóng hàng để bay đến thủ đô của các quốc gia để lưu trữ. Sau đó chúng sẽ được vận chuyển sâu hơn đến các vùng xa xôi của quốc gia, tiếp tục lưu trữ tại các bệnh viện, và cuối cùng được sử dụng để tiêm cho bệnh nhân. Đối với nhiều khu vực, mất điện là điều xảy ra thường xuyên, chưa kể đến những nơi thậm chí còn không có điện.

Trong quá khứ, những nhân viên y tế vùng sâu gần như không có cách nào để xác định xem những vaccine mà họ sắp sử dụng có đảm bảo tiêu chuẩn và đã từng tiếp xúc với nhiệt độ cao sau quá trình vận chuyển trên một quản đường dài. Trong khi một số vaccine lại nhanh chóng mất hiệu lực khi nhiệt độ chỉ tăng lên vài độ C. Ngày nay, tiến bộ khoa học đã cho phép họ nhận ra: một mẩu nhãn nhỏ, vừa đủ ghép chung với nhãn vỏ vaccine, có thể giúp họ phát hiện ra vaccine đó đã tiếp xúc với nhiệt độ cao hay chưa. Nó làm được khả năng hữu ích này nhờ vào một cơ chế thay đổi màu sắc không-thể-đảo-ngược. gọi là dấu hiệu chỉ thị nhiệt vaccine (Vaccine vial monitor – VVM)

Sau đây là cơ chế: nguyên lý hoạt động của nó dựa vào một hình vuông làm bằng vật liệu rất nhạy cảm với nhiệt độ nằm chính giữa một vòng tròn. Hình vuông này sẽ có màu nhạt hơn nhiều so với vòng tròn khi dán lên lọ vaccine. Dần dần, màu sắc trong hình vuông tối đi, không hồi phục lại được trong quá trình tiếp xúc với nhiệt. Nếu màu của hình vuông đậm ngang với màu của hình tròn, ta sẽ biết lọ vaccin đó đã bị tiếp xúc quá lâu với nhiệt và phải bỏ đi. Nếu mức độ đen theo thời gian của hình vuông vẫn còn nhạt hơn so với hình tròn, và lọ vaccine vẫn còn hạn sử dụng, thì lọ này vẫn còn dùng được.

cách đọc chỉ thị nhiệt vaccine

Khái niệm về VVM lần đầu tiên được đề xuất vào năm 1979 do tổ chức Y tế Thế giới. Nó được thúc đẩy liên tục và kéo dài bởi nhiều tổ chức nhằm làm chủ được công nghệ này. Nhưng phải mất hơn 2 thập kỷ để đưa vào thực tế ứng dụng này ở các nước nghèo, nơi mà chỉ một đồng xu bỏ ra thêm cho chi phí cũng đã là một vấn đề lớn.

Người ta mong đợi đến năm 2019, VVM sẽ trở nên phổ biến và giúp các nhân viên y tế phát hiện và loại bỏ hơn 239 triệu liều vaccine đã bị hư hỏng. Qua đó có thể thấy VVM giúp tránh lãng phí, tiết kiệm được 5 triệu USD giá trị của vaccine hàng năm. VVM cũng sẽ tao điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn cũng như phạm vi bao quát cho biện pháp chủng ngừa. Trong thập kỉ tới, sẽ có thêm 1,5 tỷ liều vaccin được tiêm chủng bao gồm những mũi ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh ở những vùng xa xôi. VVM còn giúp xác định những khâu thường bị vi phạm trong dây chuyển bảo quản lạnh do đó đóng góp đáng kể vào việc quản lý lưu trữ và vận chuyển vaccine.

“Một lợi thế mới mà trước đây không được công nhận của việc dùng VVM đã xuất hiện”, theo Dr Kartoglu, người đi tiên phong triển khai VVM và làm việc không mệt mỏi cho việc phổ biến nó trên toàn thế giới. “Ngày nay, VVM như là chất xúc tác cho những thay đổi cần thiết trong chiến lược phân phối vaccine bằng dây chuyền lạnh. Nó cho phép chương trình tiêm chủng khai thác tối đa sự ổn định và hiệu quả vaccine, cắt giảm chi phi phân phối và làm tăng tính linh hoạt trong quản lý”. Tất cả những điều này được hưởng lợi chỉ từ một mẩu nhãn dán nhỏ màu xám, thật là thú vị.

Cuối cùng, một lần nữa chúng ta lại tự hỏi về chất lượng của những loại thuốc mà chúng ta đang sử dụng và làm sao để kiểm tra được chất lượng nó? Hy vọng rằng sau khi đọc bài này thì bạn sẽ không đơn thuần chỉ dựa vào hạn dùng như trước đây nữa, đó là mong muốn của tôi!

contractpharma.com

jeudi 14 juillet 2011

Sự già hóa dân số - có cần thay đổi quan niệm?

Tuổi thọ của con người đã không ngừng tăng lên trong những năm gần đây, những người trên 60 tuổi trở nên ngày càng nhiều trong xã hội, có phải xã hội ngày nay đang già đi như thế? Hơn nữa, thế nào là tuổi già và khi nào thì chúng ta già đi?

Nếu trả lời rằng tuổi già bắt đầu ở ngưỡng 60, thì đúng là xã hội chúng ta đang già đi, đặc biệt là ở các nước phương Tây. Nhưng tại sao lại phải giới hạn ở 60 tuổi mà không phải là 65 hay 70? Con số định mệnh cho tuổi già này được công nhận vì nó tương ứng với tuổi nghỉ hưu của chúng ta, mà một trong những bộ luật đầu tiên qui định là luật Colbert ra đời tại Pháp năm 1673. Quan niệm đó dần dần trở thành thói quen và người ta không cần phải xem xét lại câu trả lời! Vậy đó có phải là một chỉ số bất biến và hữu ích cho tuổi già? Không, vì mọi thứ đã thay đổi kể từ thời của ông Colbert. Lúc đó, con người thường chỉ sống được trung bình ... 25 năm và 60 tuổi là một cột mốc chỉ có ít người đạt đến (18%). Ngày nay, ở tuổi 60, đàn ông có thể hy vọng sống thêm 22 năm và phụ nữ thì đến 27 năm nữa. Quả thực, 80% người về hưu hiện nay vẫn giữ được điều kiện thể lực khá tốt. Sự kéo dài đáng kể tuổi thọ đã khiến chúng ta phải đặt lại câu hỏi: khi nào thì chúng ta già?

Ngày nay, những người già đang trở nên trẻ trung hơn trước

Nước Pháp, với số lượng người làm công ăn lương trên 55 tuổi chỉ chiếm 37%, đã đứng sau các nước khác trong việc nhận ra giá trị của những công chức “lão làng”. Tại Nhật hay Thụy Điển, việc kéo dài các hoạt động đến tuổi 73 thậm chí 75 đã trở thành hiện thực. Tại Anh, hành động của cơ quan chính phủ “Age Positive” đã giúp tạo ra thêm nhiều việc làm cho người trên 60. Thậm chí ở Đức và Phần Lan, tuổi về hưu đã được kéo lên đến 68 tuổi. Các quốc gia này đã nhận ra rằng việc làm cho các nhân công lớn tuổi là cần thiết nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt về kinh nghiệm và kĩ năng, trong khi đó tại nhiều nước đang phát triển, người ta vẫn có xu hướng loại bỏ dần những người trên 55 tuổi ra khỏi biên chế, viện dẫn bởi các “lí do về tài chính”! Mặt khác, ngày nay chúng ta đã hiểu được rằng hoạt động tích cực sẽ giữ chúng ta không “già đi quá nhanh”. Người ta nghiên cứu thấy rằng việc thực hiện các hoạt động ngoại khóa sẽ trì hoãn được sự lão hóa của quá trình nhận thức thêm 3,23 năm, cũng như việc tập thể dục sẽ điều chỉnh được thêm 1,84 năm nữa.

Sống trẻ trung lâu dài hơn

Sự gia tăng của tuổi thọ kéo theo sự gia tăng của thời gian sống mà không bị suy giảm các chức năng (nghiêm trọng), một phần nhờ tiến bộ y học, nhưng cũng nhờ vào các tiến bộ công nghệ đã giúp giảm thiểu đáng kể những công việc tay chân. Thời gian sống khỏe mạnh, nghĩa là thời gian sống với khả năng tự chủ về bản thân và xã hội, là một tiêu chí quan trọng để xác định xem người đó đã già hay chưa. Vì vậy có thể nói chúng ta đang trẻ trung lâu hơn, và tuổi già do đó phải được định nghĩa lại và có tính đến độ tuổi khi xuất hiện những khuyết tật của bản thân. Ở tuổi 65, người ta vẫn còn trẻ, đàn ông khi đó trung bình sẽ sống được thêm 13,5 năm và phụ nữ thì 18 năm. Như vậy, có thể nói xã hội hiện đại ngày nay không thực sự quá già như nhiều người vẫn nghĩ!

pharmaceutiques.fr

lundi 11 juillet 2011

Phát triển hoạt động R&D nhắm vào các thị trường mới nổi

Từ việc quảng bá thuốc generic cho đến tập trung phát triển dược phẩm mới dành riêng cho bệnh nhân châu Á, chúng ta cùng tìm hiểu chiến lược mà những tập đoàn hàng đầu đang theo đuổi để bắt kịp nhu cầu về thuốc đối với các thị trường mới nổi.

Trong thập kỉ tới, châu Á được kì vọng sẽ vượt qua châu Âu về doanh số tiêu thụ thuốc, nhờ vào sự trỗi dậy của nhiều nước đang phát triển. Ví dụ, Trung Quốc được dự đoán sẽ là thị trường lớn thứ 2 sau Hoa Kỳ trước năm 2015. “85% dân số thế giới đang sống tại các nước đang lên, và trong suốt 5 năm qua, tăng trưởng kinh tế thực tế đều đến từ các thị trường này”, theo Patrick Keohame, phó chủ tịch bộ phận R&D của AstraZeneca khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho biết.

Những con số như vậy giúp giải thích tại sao nhiều công ty dược đang muốn mở rộng hoạt động của mình tại các nước mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc, và nhiều nước khác như Ấn Độ, Brazil, Nga, Hàn Quốc và Mexico. Đáng chú ý, sự hiện diện ngày càng tăng này đang đi xa hơn việc chỉ hợp tác với các công ty nghiên cứu lâm sàng hay marketing các loại thuốc có sẵn, thay vào đó, các tập đoàn đang muốn xây dựng cả các hoạt động R&D nghiên cứu từ giai đoạn đầu các loại dược phẩm tiềm năng cho bệnh nhân ở các khu vực này.

Một nhu cầu về thuốc rất đa dạng

Để đáp ứng nhu cầu về thuốc ở thị trường đang phát triển là một nhiệm vụ rất phức tạp. "Bạn phải nhận thức được tháp nhu cầu, dù thực tế một vài người tại đây đủ khả năng chi trả cho các loại thuốc đắt tiền như ở Mỹ và châu Âu, vẫn có rất nhiều bệnh nhân đang phải sinh sống với khả năng tài chính thấp hơn đáng kể.” Sandy Macrae, phó chủ tịch bộ phận R&D của GlaxoSmithKline tại châu Á TBD cho biết. Thật vậy, tạo điều kiện hơn cho việc tiếp cận các thuốc đặc trị, phát triển các dạng phối hợp rẻ và tuân thủ chặt chẽ hơn những qui định sẽ giúp các tập đoàn mang lại lợi ích lớn cho phần đông dân số trong khu vực, đó cũng là một cách phát triển kinh doanh bền vững và lâu dài.

Đối với Lili Lee, người chịu trách nhiệm chính bộ phận R&D của Johnson & Johnson khu vực châu Á TBD, nghiên cứu về khả năng tài chính, mô hình bệnh tật và hệ thống chăm sóc y tế sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các tập đoàn dược phẩm. “Các thị trường địa phương nhiều khi cũng rất khác nhau so với thị trường của một quốc gia, đối với một nước như Trung Quốc, sự khác biệt có thể tìm thấy như đặc điểm sinh học bệnh nhân, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, chế độ bảo hiểm hay quy trình phê duyệt lưu hành thuốc, cũng như các đối thủ cạnh tranh địa phương”.

Những khía cạnh này phần nào được phản ánh bởi các loại sản phẩm chăm sóc y tế mà các công ty hàng đầu mong muốn phát triển tại các thị trường mới nổi. Chúng bao gồm 3 thể loại chính: vaccin (đối với những công ty có khả năng), thuốc genericthuốc vẫn còn bản quyền sáng chế. Quan trọng hơn, các công ty đang cố gắng giải quyết vấn đề chậm trễ giữa việc đăng ký bản quyền các thuốc mới ra đời ở thị trường mới nổi so với thị trường Mỹ và châu Âu.

Một trong những nỗ lực của chúng tôi là tăng tốc việc giới thiệu các thuốc mới phát minh trong danh mục đến mọi quốc gia trên thế giới”, Steven Yang, một lãnh đạo của Pfizer tại châu Á cho hay. Tương tự, tại AstraZeneca, họ vẫn liên tục đào tạo khả năng nghiên cứu lâm sàng và đăng ký thuốc cho các ê kíp ở Trung Quốc, nhằm mục đích đảm bảo rằng trong tương lai, các thuốc mới sẽ được tung ra thị trường này chỉ chậm 1-2 năm so với lần phát hành đầu tiên trên thế giới.

Một trong những cách giúp đảm bảo thuốc mới sẽ được cấp phép đúng thời hạn tại thị trường mới nổi là việc tuyển chọn bệnh nhân của những nước này vào các dự án nghiên cứu lâm sàng. Đối với các tập đoàn hàng đầu, việc làm đó là rất thường xuyên. Thêm vào đó, việc bao gồm các quốc gia đang phát triển sẽ giúp công ty dược tuyển chọn được đủ số lượng bệnh nhân cho việc tính toán tỷ lệ bệnh tật và tử vong trong các nghiên cứu rộng lớn, khi ngày nay các cơ quan chức năng đòi hỏi khắt khe hơn đặc biệt đối với các thuốc tim mạch và chuyển hóa. “Thực tế, tôi phải nói rằng những nghiên cứu lớn như vậy sẽ không thể nào thực hiện được nếu như không có sự đóng góp đáng kể từ Trung Quốc” Mundel, trưởng bộ phận phát triển toàn cầu của Novartis chia sẻ.

Giải quyết những căn bệnh liên quan đến lối sống

Bristol-Myers Squibb và AstraZeneca cũng đã phát hành thành công loại thuốc mới ức chế dipeptidyl peptidase 4 (DPP4) Saxagliptin (Onglyza) trong điều trị tiểu đường tại thị trường Ấn Độ vào ngày 1/4/2011, chỉ 1 năm sau khi thuốc này được FDA chấp thuận lưu hành tại thị trường Mỹ (7/2009).

Những căn bệnh như tiểu đường đã trở nên ngày càng phổ biến tại Ấn Độ và Trung Quốc, đặc biệt là các biến chứng của nó lên bệnh nhân đang gia tăng. Ví dụ, một nghiên cứu dịch tễ từ 6/2007 đến 5/2008 đã báo cáo rằng 9,7% người trưởng thành ở Trung Quốc mắc bệnh đái tháo đường và 15,5% bị tiền đái tháo đường, so với con số tương ứng là 2,4% và 3,2% trong một nghiên cứu tương tự vào năm 1994.

Sự gia tăng nhóm đối tượng mắc bệnh được cho là bởi vì tuổi thọ con người tăng lên, cũng như thói quen sinh hoạt thay đổi khi điều kiện kinh tế đã trở nên khá giả. Với số lượng người bị tiểu đường lên đến hàng chục triệu và hàng trăm triệu người có nguy cơ cao, Trung Quốc là thị trường đầy hứa hẹn đối với các thuốc điều trị tiểu đường thế hệ mới như Januvia [sigtaliptine – MSD]. Ngoài ra, Trung Quốc còn có trên 100 triệu người bị cao huyết áp, 62% đàn ông hút thuốc dẫn đến tỷ lệ ung thư phổi thuộc hàng cao nhất thế giới.

Ấn Độ cũng có bối cảnh tương tự. “Đến năm 2025, sẽ có gần 190 triệu người Ấn trên 60 tuổi, đó là nhóm đối tượng thường bị béo phì, nguy cơ cao mắc các bệnh như tim mạch và huyết áp. Vì vậy sẽ là rất quan trọng nếu chúng ta chú trọng phát triển dược phẩm ở quốc gia này, kèm theo tinh toán đến chi phí và khả năng tiếp cận của bệnh nhân,” Macrae cho biết.

Thay đổi trọng tâm R&D

Cùng với việc tăng tốc giới thiệu các thuốc mới như thuốc tiểu đường tại châu Á, người ta cũng gia tăng nỗ lực trong việc nghiên cứu nhiều loại bệnh phổ biến trong khu vực hơn so với tại Mỹ và châu Âu. “Thay vì cố tìm ra nhu cầu dùng các loại thuốc đã được phát triển cho các quần thể không-phải-châu-Á, xu hướng mới hiện nay là khám phá, phát triển các loại dược phẩm dành riêng cho nhóm đối tượng này”, một đại diện của GSK cho biết.

Ung thư là một lĩnh vực điều trị mà nhiều tập đoàn đang tích cực theo đuổi chiến lược để đạt hiểu biết thêm về bệnh nhân châu Á và phát triển các liệu pháp thích hợp cho đối tượng này. Một phần, bởi vì các bệnh như ung thư gan (do virus B và C), ung thư dạ dày hay ung thư đầu, cổ chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn tại Á châu. Thêm vào đó, các dấu ấn di truyền đặc trưng cho các quần thể bệnh nhân đã được chứng minh là có giá trị cao trong việc xác định bệnh nhân nào phù hợp với các liệu pháp điều trị tương ứng. Ví dụ như gefitinib (Iressa; AstraZeneca), một thuốc phân tử nhỏ ức chế thụ thể các tác nhân tăng trưởng biểu bì (EGFR) kinase, tỏ ra hiệu quả hơn trên các bệnh nhân bị ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn bị đột biến gien EGFR. Loại đột biến này lại xuất hiện nhiều trên bệnh nhân châu Á.

Năm 2007, AstraZeneca đã khánh thành Liên minh chiến lược châu Á về ung thư (Asia oncology Strategic Alliance) nhằm mục đích đánh giá các phương pháp điều trị mới cho ung thư dạ dày và ung thư gan. "Chúng tôi tập trung vào Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore bởi vì các chính phủ ở đó ưu tiên cho điều trị ung thư" Keohane giải thích. một ví dụ về sự hợp tác thông qua liên minh này là bệnh viện đa khoa Quảng Đông, nơi được AZ xem là một đối tác mạnh cho việc phát triển các phân tử chữa ung thư phổi, gan, dạ dày và thực quản. Bệnh viện cung cấp các bác sĩ chuyên khoa, phòng thí nghiệm, các xét nghiệm tế bào khối u, còn AZ cung cấp kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn trong việc phát triển các thuốc ung thư và tài trợ cho nhiều nghiên cứu. “Chúng tôi đã thành công trong việc xây dựng mô hình bệnh tật cho các ung thư dạ dày, gan... và chúng sẽ giúp mở đường cho các phương pháp điều trị mới”. Ngoài ra, AZ và nhiều công ty khác như Lilly, J&J đang xây dựng nhiều trung tâm để nghiên cứu các đặc điểm về di truyền và các dấu ấn sinh học đặc trưng của người Trung Quốc. Mục tiêu của họ là thu thập một lượng lớn mẫu bệnh ung thư kết hợp với các dữ liệu lâm sàng liên quan để tạo ra dữ liệu di truyền chuyên sâu về chúng. Một khi các dữ liệu đã được thu thập đầy đủ và giám định, chúng sẽ được công khai cho công chúng. Việc sử dụng các dữ liệu này sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của cộng đồng – các trường đại học, chính phủ, công ty công nghệ sinh học hay tập đoàn dược... “Chúng ta cần thay đổi sự chú ý, đặc biệt trong lĩnh vực về dấu ấn sinh học, nhằm mục đích hiểu rõ hơn những loại thuốc mà chúng ta đang làm, những gì chúng ta cho là quan trọng để giải quyết tận gốc những căn bệnh, và liệu nó có phù hợp với bệnh nhân châu á hay không”.

nature.com

lundi 4 juillet 2011

Nhà quản lý dự án: cầu nối quan trọng giữa nghiên cứu khoa học và công việc kinh doanh



Hầu hết các nhà hóa học, dù là trong ngành công nghiệp, khoa học, làm việc cho chính phủ, hoặc các tổ chức đều từng làm việc trong một dự án nghiên cứu tại một thời điểm. Vậy thì, ai là những người bắt đầu dự án khoa học, dẫn dắt nó, và ai là người chịu trách nhiệm về kết quả đầu ra?

Ở trường đại học, đó thông thường là giáo sư hướng dẫn khóa luận của bạn: đề tài tốt nghiệp hay luận văn thạc sĩ, tiến sĩ. Trong ngành công nghiệp, khác hẳn, có một bộ môn chuyên biệt dành để phát triển và chia sẻ những kỹ năng tốt nhất cho việc quản lý dự án. Và những người giám sát việc quản lý hàng ngày các dự án được gọi là những nhà quản lý dự án.

Hãy thử một tìm kiếm nhanh bằng google về “project manager”. Kết quả cho thấy quản lý dự án có thể được tìm thấy tại hầu hết ngành công nghiệp: xây dựng, công nghệ thông tin, quảng cáo, marketing và nhiều ngành khác khác. Quản lý các dự án nghiên cứu khoa học, dược phẩm chỉ là một mảnh nhỏ của chiếc bánh lớn hơn. Đó cũng là một công việc phù hợp mà nhiều nhà hóa học, dược sĩ đủ năng lực và đam mê có thể theo đuổi.

Với kinh nghiệm vừa đủ, kiến thức sâu về một quy trình nghiên cứu, cũng như khả năng liên kết và truyền tải thông tin tốt, các nhà hóa học thường được chú ý để trở thành người quản lý một dự án nghiên cứu thuốc. Một cơ hội như vậy đến với Becky Urbanek. Với nền tảng về hóa học [B.S., chemistry, Ohio Northern U., 1993; Ph.D., organic chemistry (natural product total synthesis), Univ. of Minnesota, 1998] công việc gần đây nhất của bà là Nhà nghiên cứu hóa dược chính của tập đoàn Astra Zeneca.

Năm ngoái, một thông báo được đưa ra cho biết tập đoàn sẽ dừng các hoạt động khoa học và nghiên cứu tại khu vực bà phụ trách. Becky sau đó đã chuyển đổi sang một vai trò khác thuộc về mảng kinh doanh của tập đoàn, hiện giờ bà đang giữ vị trí “Global Compliance Resource & Project Sr. Manager – Quản lý các nguồn lực và dự án toàn cầu” của Astra Zeneca.

“Tôi đã trở thành người quản lý các kế hoạch phát triển thuốc từ vài năm nay và tôi thật sự thích nó”, Becky chia sẻ. “Tôi đã từng không công nhận rằng quản lý dự án là một nghề nghiệp phát triển cho đến khi công ty thông báo về việc đóng cửa nhà máy, và tôi phải lên kế hoạch cho những việc đến với mình tiếp theo”

Mối liên hệ của Becky với các bộ phân trong công ty là một ưu thế rất giá trị

“Tôi đã trao đổi với những nhà quản lý khác rằng tôi am hiểu AstraZeneca, họ khuyên tôi nên tham gia một lớp đào tạo tại PMI (Project Management Institute) để phát triển khả năng quản lý dự án như một hướng đi của sự nghiệp.”

Trước khi kể tiếp câu chuyện, chúng ta hãy tạm nghỉ để tìm hiểu thế nào là một dự án

Định nghĩa đến từ PMI, như đã đề cập, là một tổ chức nghề nghiệp cho ngành quản lý dự án và được công nhận trên toàn cầu như một trong những cơ sở hàng đầu về lĩnh vực này. Dự án được định nghĩa là “một nỗ lực tạm thời được thực hiện để tạo ra một sản phẩm, một dịch vụ hay một kết quả nhất định”. Từ khóa ở đây là “tạm thời”, điều đó có nghĩa dự án luôn phải có điểm kết thúc, hoặc tới mốc bàn giao lại một số kết quả. Dự án được phân biệt với hoạt động - nói về những nỗ lực đang diễn ra mà một tổ chức phải luôn thực hiện để duy trì việc kinh doanh chính yếu của nó.

Với định nghĩa rộng như vậy, dự án có thể được tìm thấy ở bất cứ việc kinh doanh hay hoạt động nào (như ngay tại nhà bạn: một dự án tu sửa nhà cửa...). Cho dù phương pháp quản lý là hoàn toàn đặc thù cho từng công ty riêng biệt, quản lý dự án vẫn cung cấp một bộ khung làm việc cho phép phân tích và lên kế hoạch một vòng đời của dự án. Tuy nhiên, các hướng dẫn của PMI hay các tổ chức khác không phải là một chỉ dẫn bắt buộc để tiến hành một kế hoạch, đúng hơn là nó chỉ cung cấp nhiều sự lựa chọn, phương pháp tốt nhất sẽ tùy thuộc vào từng dự án và những con người thực hiện nó.

Vai trò của Becky là thiết lập một văn phòng quản lý để giám sát một danh mục các dự án phát triển thuốc của tập đoàn, được yêu cầu phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của chính phủ Mỹ và các nước khác, cũng như những quy định nội bộ của tập đoàn. Các quy định đó bao gồm nhiều vấn đề khác nhau như chống hối lộ, tham nhũng, bảo vệ dữ liệu nghiên cứu hay quyền riêng tư của bệnh nhân...

Một tài liệu tham khảo hữu ích có thể tìm thấy là bộ hướng dẫn chính thức của PMI: “A Guide to the Project Management Body of Knowledge, hay PMBOK Guide”. Mục đích của bộ hướng dẫn là tài liệu hóa và chuẩn hóa các thông tin và thực hành đã được chấp nhận rộng rãi trong việc quản lý dự án.

Kiến thức về quy trình quản lý dự án cũng khá hữu ích khi làm việc trong dự án, ngay cả khi bạn không quản lý nó. Nó cung cấp cho bạn một sự am hiểu về độ phức tạp của việc quản lý một dự án, và có thể giúp bạn nắm được bối cảnh đằng sau một số quyết định liên quan đến dự án

Một câu nói thường được nhắc đến trong lĩnh vực này là việc trao đổi thông tin thường chiếm đến 90% thời gian của một nhà quản lý dự án.

Becky chia sẻ rằng phần lớn thời gian làm việc của bà dành cho “trao đổi với rất nhiều trưởng nhóm nghiên cứu của tập đoàn để hiểu về dự án họ đang làm – những tài nguyên họ cần, sự liên kết phụ thuộc giữa các dự án, tình hình tiến độ cũng như khả năng về ngân sách.”

“tôi cũng giúp họ phát triển hay xác định các công cụ cần thiết để theo dõi tiến độ của dự án, nhu cầu nhân lực”, bà nói. “Rất nhiều thời gian đã được bỏ ra để nói chuyện điện thoại, cũng như ngồi trước máy tính, vì đây là một vai trò toàn cầu”

Và Becky cảm thấy không hối tiếc khi rời bỏ phòng thí nghiệm.

“Từ nhiều năm trước tôi đã quyết định thôi nghiên cứu thuốc, nhưng tôi vẫn muốn làm việc liên quan đến các dự án phát triển dược phẩm,” Becky nói. “Luôn luôn có một sự hào hứng trong êkip phát triển thuốc, đặc biệt là khi tiến trình diễn ra thuận lợi và bạn tin rằng mình đang tham gia tích cực vào việc cứu sống bệnh nhân.”

Việc đóng cửa nhà máy chắc chắn là khó khăn đã khiến bà phải tìm một công việc mới, nhưng Becky lại cảm thấy may mắn khi điều đó xảy ra.

“Một cơ hội tốt đã đến với tôi để thay đổi công việc tại AstraZeneca, đến với một lĩnh vực mà tôi chưa hề có kinh nghiệm, và nó cũng mang đến cho tôi một tầm nhìn qua các lĩnh vực khác trong việc kinh doanh”. “Nó giúp tôi có thêm kinh nghiệm trong việc quản lý các dự án với các khía cạnh bên ngoài công tác R&D, khiến cho tôi thiên về thị trường và marketing hơn trước. Tôi tin tưởng rằng quản lý dự án là một công việc tiềm năng và nó sẽ mở rộng trên nhiều lĩnh vực khác”

cenblog.org

dimanche 3 juillet 2011

Mười công ty thuốc generic hàng đầu thế giới

Mười công ty đầu tiên trong lĩnh vực thuốc generic tại thị trường Mỹ trong năm 2010, theo số liệu doanh thu năm 2009 được cung cấp bởi IMS health

Xếp hạng 2010

Tập đoàn

Quốc gia

doanh thu 2009 (triệu USD)

Phần trăm thị phần

1

Teva

Israël

$6.956

21.8%

2

Mylan Labs

Mỹ

$3.620

11.3%

3

Sandoz (Novartis)

Thụy Sĩ

$2.494

7.8%

4

Watson Pharma

Mỹ

$2.000

6.3%

5

Greenstone (Pfizer)

Mỹ

$1.721

5.4%

6

Par Pharma

Mỹ

$1.319

4.1%

7

Hospira

Mỹ

$1,061

3.3%

8

Apotex

Canada

$879

2.8%

9

Mallinckrodt (Covidien)

États-Unis

$860

2.7%

10

Dr. Reddy's

Ấn Độ

$834

2.6%


Source : FiercePharma

samedi 25 juin 2011

Những nhà thuốc có kiến trúc sáng tạo trên thế giới

Nếu có dịp, các bạn hãy ghé thăm những hiệu thuốc này dù chỉ để mua một vỉ Panadol!

Thật là một không gian lý tưởng, cách bài trí bắt mắt. Chắc hẳn những hiệu thuốc này sẽ vượt ra ngoài sức tưởng tượng của bạn. Nếu muốn, bạn cũng có thể xây dựng cho mình một nơi kinh doanh như thế, khi liên hệ với trang web sau




Một không gian khác, tạo cảm giác rất choáng ngợp, nhà thuốc Hà Lan này có cấu trúc hình vòm, xây bằng kính trong suốt và được chiếu ánh sáng xanh dịu. Đây là cửa hàng bán lẻ của một chuỗi pharmacy chuyên về các thuốc có nguồn gốc tự nhiên, thực vật, cũng như thuốc vi lượng đồng căn.




Cuối cùng, không ấn tượng bằng 2 ví dụ trên, nhưng nhà thuốc Hy Lạp này vẫn cho thấy một phong cách trong việc thiết kế.







mercredi 25 mai 2011

Bài học từ thất bại 800 triệu USD mang tên Pfizer

Sự thất bại thảm hại của phân tử torcetrapid mà Pfizer theo đuổi dường như có thể xóa sổ toàn bộ một nhóm thuốc mới có khả năng điều hòa cholesterol. Tuy nhiên mới tháng 4 vừa qua , Merck đã bắt đầu đưa hoạt chất anacetrapid của họ vào một trong những dự án nghiên cứu lâm sàng lớn nhất từ trước tới nay. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem làm sao các nhà bào chế có thể hồi phục lại hy vọng cho các phân tử thuộc nhóm ức chế CETP.

Ngày 2 tháng 12 năm 2006, Pfizer đã nhận được một kết quả tàn nhẫn : torcetrapib điều hòa cholesterol, dự án thuốc mới triển vọng nhất của họ trong ngắn hạn, đã làm tăng nguy cơ tử vong và tai biến tim mạch theo nghiên cứu chủ chốt ILLUMINATE vừa tiến hành. Công ty sau đó nhanh chóng ngưng phát triển hoạt chất ức chế CETP (cholesteryl ester transfer protein), đúng vào thời điểm đã đầu tư hơn 800 triệu USD vào dự án, và bất lực nhìn cổ phiếu của mình lao dốc trên thị trường.

Hãy cùng tìm hiểu về bối cảnh lúc đó. Pfizer, tập đoàn dược phẩm lớn nhất thế giới, luôn dẫn đầu trong thị trường thuốc hạ cholesterol nhờ vào sản phẩm bom tấn Lipitor của họ. Với việc Lipitor sẽ hết hạn bản quyền vào năm 2011, Pfizer là người dẫn đầu cuộc đua đưa nhóm ức chế CETP trở thành thị trường sẽ mang lại lợi nhuận khổng lồ trong thời gian ngắn sau khi lưu hành. Về cơ chế, nhóm thuốc mới này thực sự là đột phá. Trong khi các hoạt chất nhóm statin làm giảm nồng độ cholesterol “xấu” LDL, Torcetrapib làm tăng sự hiện diện các cholesterol “tốt” HDL. Vì vậy người ta có thể dùng chúng phối hợp với nhóm statin. Cùng với Pfizer, tham gia cuộc đua còn có khá nhiều các nhà bào chế khác. “Đó quả thật là một tin chấn động và gây nhiều bối rối”, Dan Bloomfield, người đứng đầu dự án CETP inhibitor của Merck với hoạt chất anacetrapib, nhớ lại. Nhiều người đã tự hỏi liệu thất bại này có đặt dấu chấm hết cho cả một phân nhóm hóa học nhiều triển vọng?

Nhiều công ty đã nối bước Pfizer cắt đứt toàn bộ đầu tư cho CETP inhibitor. Tuy nhiên, Roche với hoạt chất dalcetrapib và Merck thì vẫn muốn kiên trì. Một cách chậm rãi, họ và các nhà khoa học hàn lâm khác bắt đầu xây dựng lại niềm tin cho hướng tiếp cận tiềm năng. “tôi nghĩ chúng ta đang quay lại con đường”, theo lời Christ Cannon, bác sĩ tim mạch tại bệnh viện Brigham. Massachusetts, Mỹ, người đang thực hiện các thử nghiệm lâm sàng về anacetrapib nói. Doanh số bom tấn một lần nữa lại được dự đoán chỉ cách 2 ứng cử viên một lối rẽ.

Một điều tất yếu, những dự đoán đều phải được chứng minh bằng các hồ sơ, đó là dữ liệu thu được từ thử nghiệm lâm sàng. Roche, tại thời điểm quyết định, đã tiến hành nghiên cứu OUTCOMES trên 15,600 bệnh nhân vào năm 2008, và đang liệu trước kết quả vào đầu năm 2012. Cùng lúc đó, Merck cũng lên kế hoạch cho nghiên cứu REVEAL, với quy mô lên tới 30,000 người tham gia. Trong khi cả hai công ty đang chờ đợi xem cách tiếp cận khác nhau của họ sẽ diễn ra thế nào, tiến bộ mà họ đạt được đến thời điểm này đặt ra một câu hỏi lớn cho các nhà phát triển thuốc: Làm thế nào cứu vãn dược chất ứng viên của mình sau khi một phân tử tiềm năng cùng nhóm đã thất bại hoàn toàn?

Xuất phát sớm

CETP là một glycoprotein huyết tương có khả năng chuyển cholesteryl esters từ HDL cholesterol thành một dạng lipoprotein khác và trở thành LDL và VLDL. Việc ức chế các CETP này sẽ đưa đến kết quả làm tăng nồng độ của HDL – chất có thể chống xơ vữa. Do đó nó từ lâu đã được theo đuổi như là mục tiêu tiềm năng nghiên cứu thuốc xơ vữa động mạch. Hơn nữa, các CETP inhibitor có thể sẽ hữu dụng hơn khi phối hợp với nhóm điều trị rất thành công hiện nay là statin, với cơ chế là hạ các cholesterol xấu LDL.

Bất chấp một vài lạc quan quá mức về torcetrapib của Pfizer, những cảnh báo đã được đưa ra trong giai đoạn sớm phát triển thuốc. Thật ngoài dự kiến, một dược phẩm được hy vọng sẽ cải thiện tình trạng sức khỏe tim mạch, lại cho thấy làm tăng huyết áp trong những thử nghiệm ban đầu. Các chuyên gia lúc đó tranh cãi rằng tác động nhỏ trên huyết áp của thuốc mới sẽ là yếu tố lâm sàng quan trọng khi so sánh với lợi ích của việc làm giảm cholesterol, điều này thúc đẩy Pfizer phải bước vào thử nghiệm ILLUMINATE đầy tốn kém. Tác dụng phụ trên huyết áp của torcetrapib tuy nhiên lại là cơ hội tốt cho Roche và Merck chứng tỏ được sự khác biệt của họ với sản phẩm của Pfizer.

“Từ bước khởi đầu thăm dò các phân tử mới, chúng tôi đã tiến hành sàng lọc các hợp chất làm ảnh hưởng huyết áp”, Bloomfield đã chia sẻ như thế, mặc dù không biết chính xác cơ chế và hậu quả tác động sau này. Thậm chí trước khi torcetrapib được công bố thất bại trong pha III, Merck cũng đã cố gắng tìm hiểu sự khác biệt sinh học giữa torcetrapib và anacetrapib. Vì thế, “dù bị sốc trước sự kết thúc sớm của ILLUMINATE, tôi thở sâu, và quyết định không nhảy vào con đường mà mọi người đã làm là muốn kết thúc việc nghiên cứu các phân tử CETP inhibitor”. Thay vào đó, Merck đẩy mạnh những nỗ lực tìm hiểu bản chất sinh học của CETP và làm chậm lại kế hoạch phát triển lâm sàng của mình. Chỉ 1 tháng sau khi ILLUMINATE bị đình trệ, trong một seri nghiên cứu được tiến hành trước khi họ chịu bỏ cuộc, Merck đã có những tiếp cận thận trọng cho thấy sự đảm bảo: nồng độ aldolsterol, một hormon sản sinh từ thận làm tăng huyết áp, tăng đáng kể trên những con thú được điều trị bằng torcetrapib, nhưng không trong trường hợp của anacetrapib.

“Aldolsterol thực sự là một tác nhân xấu, nó gây ra nhiều phản ứng rất có hại cho sức khỏe. Loại trừ được nó là một bước quan trọng để chúng tôi tiến về phía trước”. Trong các thử nghiệm tiếp theo họ chứng tỏ được rằng có thể loại trừ khả năng tăng huyết áp của torcetrapib bằng cách cắt bỏ tuyến thượng thận của chuột thử nghiệm, từ đó chứng minh được tầm quan trọng của aldolsterol, cũng như tính an toàn đầy hứa hẹn của anacetrapib. (Br. J. Pharmacol. 154, 1465–1472; 2008)

Những nghiên cứu khác về bản chất sinh học của việc ức chế CETP tiếp tục ủng hộ phân nhóm mới. Alan Tall và cộng sự tại Merck đã chứng minh được các phân tử HDL tăng lên nhờ anacetrapib có tính chất kháng viêm và tuôn chảy tương tự như HDL tự nhiên, xoa dịu được những lo lắng rằng ức chế CETP sẽ tạo ra các phần tử bất thường làm xơ vữa động mạch. (Arterioscler. Thromb. Vasc. Biol. 30, 1430–1438; 2010).

“Điều cơ bản tôi học được ở đây là tầm quan trọng của việc phát triển thuốc dựa vào nền tảng khoa học tốt”. Bloomfield chia sẻ, “bạn cần làm khoa học đúng đắn để đứng vững trước những tin xấu đến từ những công ty khác

Bám vào khoa học

Theo Bruce Littman, chủ tịch hiệp hội Translational Medicine, câu chuyện của torcetrapib còn chỉ ra một bài học đắt giá khác. “Khi xuất hiện một vấn đề liên quan đến cơ chế, đặc biệt là về vấn đề an toàn, đừng cho rằng những gì bạn thấy được là rủi ro duy nhất”. Trong trường hợp này, sự gia tăng nhẹ huyết áp chỉ là biểu hiện của một hiện tượng sinh học tồi tệ hơn mà chúng ta không thể bỏ qua.

Chưa hết, Littman nói, quyết định đưa torcetrapib vào pha III lâm sàng được chấp rộng rãi vào lúc đó. Trong nội bộ công ty, quyết định này bị dẫn dắt một phần bởi lợi ích thương mại. Pfizer đã tính toán trước sự sụt giảm doanh thu khi Lipitor hết hạn bảo hộ bản quyền trong năm 2011, và công ty cần một blockbuster khác để bù đắp lại doanh thu. Khi torcetrapib bước vào giai đoạn thử lâm sàng, nó trở thành điềm báo sẽ là phao cứu sinh cho tập đoàn và tâm lý đám đông lúc đó cảm thấy cần loại bỏ khoa học sang một bên. Vì vậy, Pfizer tiếp tục với torcetrapib - thay vì chuyển sang hợp chất dự phòng của mình mà không làm tăng huyết áp – chủ yếu là vì nó đã được phát triển quá nhiều và đủ xa để chuẩn bị thay thế cho atorvastatin. “Khi bạn để lợi ích thương mại lấn át khoa học, đồng nghĩa với việc bạn đang mang theo một rủi ro rất lớn”, Littman nhấn mạnh.

Trong trường hợp của CETP inhibitor, yếu tố lợi nhuận là động lực khá mạnh. Các nhà phân tích đã dự đoán doanh số hàng năm của torcetrapib có thể lên đến 10 tỷ USD. Với việc ngày càng ít thuốc bom tấn ra đời trong tương lai, Littman chỉ ra rằng có thể bối cảnh sẽ thay đổi: “khi thị trường trở nên kém lợi nhuận, tôi nghĩ rằng lúc đó khoa học sẽ lại lấn át các toan tính tiền bạc”.

Hai con đường

Một mặt, thử nghiệm in-vitro và in-vivo đều cho thấy torcetrapib gây ra những tác động có hại ngoài mục tiêu. Mặt khác, lại không có một bằng chứng nào mang tính kết luận những tác động này sẽ làm trầm trọng bệnh tim mạch và gia tăng tử vong. Sự song hành giữa rủi ro cao, thử nghiệm lâm sàng tốn kém và cơ hội chuyển đổi mô hình điều trị kèm với lợi nhuận khổng lồ luôn mang đến những quyết định khó khăn. “Câu hỏi chúng ta phải tự đặt ra là tiến hành những bước thận trọng ra sao để tiến lên?”

Thay vì trực tiếp đi thẳng vào nghiên cứu quy mô lớn – con đường duy nhất xác định chắc chắn tính hiệu quả và an toàn của CETP inhibitor, giải pháp của Merck là làm nghiên cứu DEFINE với quy mô chừng mực. “Khi bạn lo ngại một điều gì đó, bạn nên đi từng bước nhỏ”, Bloomfield nói. Bắt đầu vào tháng 4-2008, 1600 bệnh nhân mắc hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch được tuyển mộ vào dự án và phân loại ngẫu nhiên sử dụng anacetrapib hay giả dược (trong đó 99% cũng đang dùng statin).

Merck cũng ứng dụng một phương pháp phân tích đặc biệt để khai thác số lượng nhỏ các ca bệnh tim mạch được báo cáo trong quá trình thử nghiệm và tính toán xem anacetrapib có an toàn hơn torcetrapib hay không (torcetrapib cho thấy tăng 25% nguy cơ tim mạch). Kết quả, họ thấy 16 người bị tim mạch ở nhóm anacetrapib (2% bệnh nhân) so với 21 người ở nhóm placebo (2,6%), cung cấp 94% độ tin cậy rằng anacetrapib không nguy hiểm như torcetrapib. (N. Engl. J. Med. 363, 2406–2415; 2010).

Sự tiếp cận này mang nhiều ý nghĩa, mặc dù DEFINE chưa đủ quy mô để khẳng định chắc chắn về sự an toàn, nó cho phép Merck tinh chỉnh được xác suất an toàn của thuốc họ. Tập đoàn từ đó mới mạnh dạn triển khai dự án REVEAL với hơn 30,000 bệnh nhân. Kết quả sẽ có vào năm 2014 đến 2016. Ban đầu, Merck dự định thử nghiệm pha III vào 2007, điều đó có nghĩa việc thất bại của ILLUMINATE cũng đã làm kế hoạch của Merck bị dời lại 4 năm.

Roche thì ngược lại, họ vẫn muốn tiếp cận một cách trực diện. “Chúng tôi không nghĩ thất bại của torcetrapib sẽ làm chậm tiến trình của chúng tôi”. Theo David Kallen, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu toàn cầu về dalcetrapib của Roche. Họ đã triển khai dự án dal-OUTCOMES pha III với 15,600 bệnh nhân từ năm 2008. Đánh đổi với rủi ro cao còn phía trước, Roche sẽ thu thập được kết quả vào cuối năm 2012 đầu 2013. Mặc dù Merck có hướng đi khá thận trọng, Roche lại dựa vào các dấu hiệu thay thế, chẳng hạn như hình ảnh cộng hưởng từ để đo sự ổn định mảng bám đã cho phép Roche “loại trừ rủi ro trước khi tiến hành dal-OUTCOMES”. Cho đến nay vẫn chưa có lo ngại về an toàn nào được lưu ý bởi Hội đồng Giám sát dữ liệu và an toàn, những người luôn giám sát nghiên cứu của Roche một cách nghiêm ngặt.

Kallend chỉ ra một yếu tố khác biệt chính mà ông cho rằng đã dẫn đến sự khác nhau giữa chương trình của hai tập đoàn: đó là cấu trúc của hai phân tử. “Vì anacetrapib có cấu trúc gần giống với torcetrapib hơn là dalcetrapib, nên họ chắc hẳn phải có nhiều việc để làm hơn”. Torcetrapib cũng có tiềm lực mạnh hơn dalcetrapib. Bloomfield tranh luận, tuy nhiên, cách tiếp cận của Merck bảo thủ hơn vì những lý do chính: “Chúng tôi không hoàn toàn chắc chắn rằng những tác động của torcetrapib có liên quan đến một tác dụng ngoài mục tiêu”

Sau cùng, cả hai hướng tiếp cận đều có lý do riêng. Việc cả hai thậm chí còn đưa được phân tử của họ vào thử nghiệm lâm sàng cho thấy một bài học đáng giá: “Chỉ vì một phân tử cùng nhóm bị thất bại, không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn con đường đó. Chúng ta cần phải thận trọng tối đa khi quyết định từ bỏ con đường mà ta đã chọn”.

nature.com

samedi 21 mai 2011

Dược sĩ và nghề phóng viên

Giữa áo blouse và ngòi bút, bạn yêu thích cái nào hơn? Bạn có phải là người ham muốn chia sẻ kiến thức, truyền tải cho cộng đồng hay các đồng nghiệp thông tin về lĩnh vực y dược? Nếu đúng, hãy tự tin vì một dược sĩ hoàn toàn phù hợp để trở thành phóng viên khoa học.



Trong thực tế, việc sở hữu một nền kiến thức vững chắc về khoa học / y học là chìa khóa quan trọng để bạn có thể hiểu, diễn đạt và truyền tải thông tin y tế cho những người xung quanh. Vì vậy, một cách tự nhiên, các dược sĩ có thể tìm thấy chỗ đứng của mình trong số biên tập viên của những tạp chí chuyên ngành. Một hướng đi khác phổ biến hơn, là phụ trách chuyên mục “sức khỏe” của các tờ nhật báo lớn, nơi bạn có cơ hội phổ cập kiến thức về bệnh và chăm sóc sức khỏe cho công chúng.

Để đào tạo những người phù hợp với ngành nghề này, Học viện báo chí Lille, một ngôi trường khá uy tín vừa hợp tác với đại học Lille 1 mở một chương trình giảng dạy cho phép học viên có bằng Master 2 về Dịch tễ học, kèm với một chứng chỉ chuyên môn về “báo chí và khoa học”. Tất cả những học viên có bằng master 1 khoa học đều có thể đăng ký.

Các trường đại học ở Paris Diderot, Aix-Marseille, Bordeaux, Grenoble và Strasbourg cũng cung cấp các lớp Master mang tên “Truyền thông trong khoa học” mà một phần chỉ tiêu hàng năm dành cho đạo tạo các phóng viên khoa học.

Giống như tất cả các master khác, những chương trình này yêu cầu sinh viên phải kết thúc bằng một đợt thực tập 6 tháng trong một công ty xuất bản, nơi bạn có thể sử dụng ngòi bút của mình (chính xác hơn là bàn phím của mình ^^ ) để tham gia vào đội ngũ hàng ngày diễn giải những từ ngữ khô khan, máy móc trong y học cho cộng đồng, hoặc cập nhật thêm thông tin khoa học đến các đồng nghiệp của mình.

Trong thời đại ngày nay, khi mà người ta nhận thấy có đến một phần năm cư dân Internet truy cập vào trang Doctissimo (một trang web về thuốc nổi tiếng của Pháp) ít nhất một lần trong tháng, và trang này vừa thống kê đã đạt 32 triệu lượt truy cập mỗi tháng, hơn bao giờ hết chúng ta cần những thông tin y dược, sức khỏe được đăng tải trên Internet phải thật rõ ràng, khách quan và chính xác bởi những chuyên gia trong ngành.

supergelule.fr

mardi 17 mai 2011

Sanofi cho ra đời logo mới



Ngày 6 tháng 5 vừa qua, các cổ đông của tập đoàn dược phẩm Sanofi-Aventis đã chấp thuận quyết định rút ngắn tên công ty thành Sanofi. Cùng lúc đó công ty đã giới thiệu và đưa ra một logo mới.

Sanofi-Aventis được thành lập vào năm 2004 khi Sanofi-Synthelabo mua lại Aventis. Cả hai công ty trước đó cũng đã được hình thành bởi các thương vụ M&A vào năm 1999, do đó, có thể nói đây là sự sáp nhập đầu tiên các đặc điểm nhận dạng cho công ty (tên và logo) sau một thời gian khá lâu. Sanofi-Synthelabo được tạo ra bởi Sanofi Elf và L'Oreal Synthelabo, trong khi Aventis đã được hình thành từ Hoechst của Đức và Rhône-Poulenc Pháp. Tên rút gọn với cấu trúc phụ âm - nguyên âm, phụ âm - nguyên âm sẽ dễ dàng hơn khi phát âm bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Logo mới bao gồm một biểu tượng mới, mang tên là "Bird of Hope", tượng trưng cho những hy vọng mà sản phẩm của công ty mang đến cho các bệnh nhân đang trông đợi vào họ. Biểu tượng được tạo thành từ ba mảnh cách điệu hình thành nên một con chim. Những màu sắc được sử dụng là màu xanh của nước, xanh lá cây cho trái đất, màu đất sét cho lửa và trắng cho không khí.

Logo gần đây nhất của Sanofi

Còn nhớ biểu tượng của Sanofi-aventis được cho ra đời từ năm 2004 là 3 con người đứng xung quanh một trái tim. Biểu tượng dễ thương này đã bị dỡ bỏ vào năm 2009



logo của Sanofi synthelabo


logo của Aventis

brandingsource.blogspot.com

lundi 16 mai 2011

Các thuốc có doanh số cao nhất tại Mỹ



Vào tháng 4/2011, IMS Health đã công bố những số liệu đầu tiên trong năm liên quan đến thị trường dược phẩm Mỹ.

Dưới đây là bảng danh sách các thuốc đang dẫn đầu doanh số tại Mỹ qua các năm từ 2006 đến 2010

1- Lipitor (Pfizer), 2- Nexium (AstraZeneca), 3- Plavix (Sanofi-aventis, Bristol-Myers Squibb BMS), 4- Advair Diskus (GSK GlaxoSmithKline), 5- Abilify (Bristol-Myers Squibb BMS, Otsuka America Pharmaceutical), 6- Seroquel (AstraZeneca), 7- Singulair (Merck & Co.), 8- Crestor (AstraZeneca), 9- Actos ( Takeda), 10- Epogen (Amgen), 11- Remicade (Centocor Ortho Biotech, Johnson & Johnson JnJ), 12- Enbrel (Amgen, Pfizer), 13- Cymbalta (Eli Lilly), 14- Avastin (Genentech, Roche), 15- Oxycontin (Purdue Pharma), 16- Neulasta (Amgen), 17- Zyprexa (Eli Lilly), 18- Humira (Abbott), 19- Lexapro (Forest Laboratories), 20- Rituxan (Biogen Idec; Genentech, Roche)

dimanche 15 mai 2011

Vì sao một công ty mới start-up trong ngành dược phẩm cần phải tìm thị trường ngách?


Chỉ đơn giản là vì họ không thể cạnh tranh được với những tập đoàn dược phẩm lớn và có lịch sử lâu đời tại hầu hết các thị trường. Hãy xem ví dụ:

Khi một loại thuốc hết hạn bằng sáng chế, các công ty generic sẽ được phép bước vào thị trường với sản phẩm được chứng nhận tương đương sinh học với thuốc gốc. Thực vậy, rất nhiều sản phẩm chung chung sẽ xuất hiện trên thị trường, nếu như việc phát triển các sản phẩm generic đó khá đơn giản và dễ dàng, ví dụ như những loại viên nén phóng thích tức thời thông thường. Điển hình như viên Glucophage với dạng bào chế phóng thích nhanh, loại dược phẩm brandname này được cho ra mắt vào năm 1995 và doanh thu đã lên tới 1,7 tỷ USD trong năm 2001. Tuy nhiên, 15 loại thuốc generic cùng hoạt chất với Glucophage (metformin) đã được cấp phép khi phân tử này hết hạn bản quyền sáng chế. Kết quả, Glucophage gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ những loại thuốc copy này, doanh số của nó nhanh chóng sụt giảm chỉ còn 14 triệu USD trong nửa đầu năm 2002.

Những ví dụ khác : Lodine (13 phiên bản generic), Glucotrol (12 phiên bản generic) và Voltarel DR (13 phiên bản generic). Tất cả chúng đều được bào chế dưới dạng viên phóng thích tức thời.

Để chen chân vào những thị trường như vậy, một công ty cần có đội ngũ bán hàng và marketing hùng hậu, kèm theo khả năng sản xuất quy mô và hiệu quả (lợi thế kinh tế nhờ quy mô). Vì thế, đây không phải là sân chơi phù hợp cho các công ty dược mới start-up vốn không có nhiều chi phí cho việc marketing, cũng như quy mô sản xuất chưa lớn.

Do đó, một công ty mới khởi sự sẽ khôn ngoan hơn khi phát triển những sản phẩm generic công nghệ cao, dạng bào chế phức tạp mà không phải ai cũng bắt chước được, ví dụ như viên levothyroxine.

Một số ví dụ về thị trường ngách trong ngành:

Thị trường tiềm năng cho các thuốc có bản chất là protein:
Tại sao các loại thuốc đường uống không thể làm từ protein? Hiện nay, nó hứa hẹn là một thị trường to lớn cho các công ty dược, nếu như họ nắm bắt được công nghệ.

Các thuốc mồ côi:
Thuốc mồ côi là dược phẩm dùng để trị những bệnh mà chỉ có khoảng 200.000 người hoặc ít hơn trên thế giới mắc phải. Vì thị trường quá nhỏ nên việc đầu tư nghiên cứu cho chúng tỏ ra không hấp dẫn. Tuy nhiên, doanh thu đang tăng trưởng đáng kể, thuốc mồ côi đã đạt giá trị khoảng 43 tỷ USD trong 2008.

Các dược phẩm kém ổn định (ví dụ như levothyroxine):
Levothyroxine bị phân hủy nhanh chóng trong môi trường có độ ẩm cao, trong khi doanh thu của loại thuốc này xấp xỉ 1,2 tỷ USD trong năm 2002.

Mình thấy ở Việt Nam công ty Nanogen đang đi theo hướng này, các bạn nghĩ sao?

Sau đây là 1 case study về một công ty start-up đã tham gia thị trường:
Tìm ra cơ hội mới từ những phân tử lâu đời
zhion.com