Không chỉ sở trường với các mặt hàng generics và những hợp đồng sản xuất nhượng quyền, Teva còn tiếp tục chiến lược mở rộng tập đoàn thông qua việc mua lại Cephalon với trị giá 6,8 tỷ USD.
Thỏa thuận đạt được dự kiến sẽ thúc đẩy tổng giá trị mà danh mục thuốc Teva hiện có lên 7 tỷ USD mỗi năm, biến công ty “không chỉ trở thành nhà bào chế generic lớn nhất thế giới, mà cũng là một hãng dược hàng đầu về nghiên cứu các loại thuốc chuyên khoa”, theo Shlomo Yanai, CEO của Teva cho biết. Sau khi hoàn tất việc mua lại, Teva có thể hãnh diện với “hơn 30 loại thuốc mới đang nghiên cứu trong giai đoạn cuối, trong đó 3 loại đã được nộp đơn và chờ xem xét”.
Ngày nay, các tập đoàn lớn đang cắt giảm bộ phận R&D của mình nhằm thoát khỏi những khó khăn và chi phí đắt đỏ khi muốn đưa một loại thuốc mới ra thị trường, họ ngày càng giảm sự hào hứng trong việc đặt cược tiền đầu tư của mình vào một chuyến phiêu lưu mà phải mất đến gần một thập kỷ sau mới biết được kết quả. Chiến lược ưa thích hơn hiện nay là “nhường” cho các công ty mới nổi, quy mô nhỏ những rủi ro, khó khăn khi nghiên cứu phát triển các phân tử mới trong giai đoạn đầu. Một khi các hoạt chất này tỏ ra có hiệu quả trên lâm sàng, và đủ khả năng được cấp giấy phép, các tập đoàn dược phẩm sẽ thâu tóm lấy chúng. Valeant, một tập đoàn dược phẩm lớn của Canada, cũng đã từng đưa ra lời đề nghị mua lại Cephalon, nhưng thất bại.
Với thành công trong thương vụ này, Teva tuyên bố họ muốn đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu phát triển, “xác định những phân tử tiềm năng trong giai đoạn nghiên cứu thăm dò, sau đó dẫn dắt chúng vượt qua toàn bộ con đường phát triển để cuối cùng lưu hành ra thị trường”, theo lời của Yanai. Hiện nay, Teva có 2 nhãn hiệu hàng đầu trên thị trường, Copaxone (bệnh đa xơ cứng mô mềm) và Azilect (bệnh Parkinson). Copaxone có doanh thu 938 triệu USD trong 2010, chiếm 18% tổng doanh thu của tập đoàn, còn Azilect thì đạt doanh số là 89 triệu USD. Đối với Cephalon, sản phẩm best-selling của họ là Provigil (được chỉ định chữa những cơn buồn ngủ quá mức liên quan đến hội chứng ngủ lịm – narcolepsy) , sản phẩm này chiếm 41% doanh số của Cephalon, nhưng dự kiến sẽ phải đối mặt với hàng generic trong năm 2012. Sau khi kết hợp, tập đoàn mới sẽ có đến 20 loại brand drugs trên thị trường.
Cephalon sẽ bổ sung cho Teva nhiều lĩnh vực điều trị mới, đặc biệt là trong việc kiểm soát đau và ung thư, cũng như tăng thị phần của Teva tại Châu Âu, Châu Á và Mỹ Latin. Thỏa thuận cũng sẽ tạo ra một sự hiệp đồng về sale và marketing, dù vẫn còn quá sớm để đánh giá được hiệu quả của sự hiệp đồng này. Với Cephalon, mảng kinh doanh generic của riêng họ, với đại diện là Mepha, cũng đạt doanh thu 400 triệu USD trong năm qua.
Tháng 3 vừa qua, Teva đã kí một thỏa thuận với nhà khổng lồ Procter & Gamble (P&G) trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, nhằm tận dụng mạng lưới bán lẻ rộng khắp của tập đoàn này kết hợp với các mặt hàng thuốc OTC của công ty. Quan hệ đối tác sẽ giúp cả hai bao gồm được mọi thị trường bên ngoài nước Mỹ và có giá trị khoảng 1 tỷ USD.
Thỏa thuận đạt được dự kiến sẽ thúc đẩy tổng giá trị mà danh mục thuốc Teva hiện có lên 7 tỷ USD mỗi năm, biến công ty “không chỉ trở thành nhà bào chế generic lớn nhất thế giới, mà cũng là một hãng dược hàng đầu về nghiên cứu các loại thuốc chuyên khoa”, theo Shlomo Yanai, CEO của Teva cho biết. Sau khi hoàn tất việc mua lại, Teva có thể hãnh diện với “hơn 30 loại thuốc mới đang nghiên cứu trong giai đoạn cuối, trong đó 3 loại đã được nộp đơn và chờ xem xét”.
Ngày nay, các tập đoàn lớn đang cắt giảm bộ phận R&D của mình nhằm thoát khỏi những khó khăn và chi phí đắt đỏ khi muốn đưa một loại thuốc mới ra thị trường, họ ngày càng giảm sự hào hứng trong việc đặt cược tiền đầu tư của mình vào một chuyến phiêu lưu mà phải mất đến gần một thập kỷ sau mới biết được kết quả. Chiến lược ưa thích hơn hiện nay là “nhường” cho các công ty mới nổi, quy mô nhỏ những rủi ro, khó khăn khi nghiên cứu phát triển các phân tử mới trong giai đoạn đầu. Một khi các hoạt chất này tỏ ra có hiệu quả trên lâm sàng, và đủ khả năng được cấp giấy phép, các tập đoàn dược phẩm sẽ thâu tóm lấy chúng. Valeant, một tập đoàn dược phẩm lớn của Canada, cũng đã từng đưa ra lời đề nghị mua lại Cephalon, nhưng thất bại.
Với thành công trong thương vụ này, Teva tuyên bố họ muốn đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu phát triển, “xác định những phân tử tiềm năng trong giai đoạn nghiên cứu thăm dò, sau đó dẫn dắt chúng vượt qua toàn bộ con đường phát triển để cuối cùng lưu hành ra thị trường”, theo lời của Yanai. Hiện nay, Teva có 2 nhãn hiệu hàng đầu trên thị trường, Copaxone (bệnh đa xơ cứng mô mềm) và Azilect (bệnh Parkinson). Copaxone có doanh thu 938 triệu USD trong 2010, chiếm 18% tổng doanh thu của tập đoàn, còn Azilect thì đạt doanh số là 89 triệu USD. Đối với Cephalon, sản phẩm best-selling của họ là Provigil (được chỉ định chữa những cơn buồn ngủ quá mức liên quan đến hội chứng ngủ lịm – narcolepsy) , sản phẩm này chiếm 41% doanh số của Cephalon, nhưng dự kiến sẽ phải đối mặt với hàng generic trong năm 2012. Sau khi kết hợp, tập đoàn mới sẽ có đến 20 loại brand drugs trên thị trường.
Cephalon sẽ bổ sung cho Teva nhiều lĩnh vực điều trị mới, đặc biệt là trong việc kiểm soát đau và ung thư, cũng như tăng thị phần của Teva tại Châu Âu, Châu Á và Mỹ Latin. Thỏa thuận cũng sẽ tạo ra một sự hiệp đồng về sale và marketing, dù vẫn còn quá sớm để đánh giá được hiệu quả của sự hiệp đồng này. Với Cephalon, mảng kinh doanh generic của riêng họ, với đại diện là Mepha, cũng đạt doanh thu 400 triệu USD trong năm qua.
Tháng 3 vừa qua, Teva đã kí một thỏa thuận với nhà khổng lồ Procter & Gamble (P&G) trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, nhằm tận dụng mạng lưới bán lẻ rộng khắp của tập đoàn này kết hợp với các mặt hàng thuốc OTC của công ty. Quan hệ đối tác sẽ giúp cả hai bao gồm được mọi thị trường bên ngoài nước Mỹ và có giá trị khoảng 1 tỷ USD.
pharmexec.com
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire