mercredi 5 mai 2010

Trong không gian số, thương hiệu của bạn là thiên tài hay kẻ ngốc ?

Xây dựng thương hiệu là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải nghĩ tới nếu muốn thành công, đặc biệt là khả năng xây dựng thương hiệu trong thế giới Internet.

Khi nói đến khái niệm digital IQ, nhiều thương hiệu đã tỏ ra mình là thiên tài trong khi một số khác chỉ là những kẻ nhu nhược kém thông minh, dựa vào “chỉ số L2 Digital IQ” dành cho các nhãn hiệu dược phẩm, thước đo đầu tiên về thể loại này để đánh giá năng lực marketing trong thế giới số của 51 thương hiệu thuốc dàn trải trên 8 lĩnh vực điều trị.

Chỉ số trên được sáng tạo bởi nhóm chuyên gia cố vấn L2 hợp tác với hãng thông tấn PHD Network. Họ đánh giá sự hiện diện của các thương hiệu dược phẩm trong không gian số dựa trên 4 tiêu chí: Platform (40%, bao gồm sự hiệu quả của website và khả năng truyền tải thông tin); thông điệp Off-Platform (25%, bao gồm những nỗ lực marketing kĩ thuật số như quảng cáo trực tuyến và quảng cáo di động – mobile advertising); SEO (20%, dựa vào khả năng được tìm thấy trong trang đầu của các công cụ tìm kiếm); và Truyền thông xã hội (15%, dựa vào sự hiện diện của thương hiệu trên các nền web 2.0 phổ biến trên Internet). Mỗi nhãn hàng sẽ được chấm điểm dựa trên hơn một trăm tiêu chí về chất lượng cũng như về số lượng, sau đó được xếp hạng vào các cấp độ Thiên tài (Genius), Thông minh (Gifted), Trung bình (Average), Bị thử thách (Challenged) và Nhu nhược (Feeble). (Bản báo cáo chi tiết tại đây)




Trong khi vị trí số 1 và 3 vẫn bị chiếm giữ bởi Pfizer, AstraZeneca đã nổi lên như một thế lực mới trong không gian số. Với 3 thương hiệu trong top ten (Nexium, Crestor và Symbicort), và 4 thương hiệu trong top 20, AstraZeneca là cái tên nổi bật nhất trong bảng đánh giá vừa qua.

Sau đây là top 10 thương hiệu dược phẩm đứng đầu trong thế giới số:

1. Viagra (Pfizer)
2. Nexium (AstraZeneca)
3. Chantix (Pfizer)
4. Ortho Tri-Cyclen Lo (Ortho-McNeil Janssen)
5. Crestor (AstraZeneca)
6. Ngang điểm giữa Gardasil (Merck) và Yaz (Bayer)
8. Ngang điểm giữa Symbicort (AstraZeneca) và NuvaRing (Merck)
10. Lunesta (Sepracor)

Tuy nhiên, ở đây có một vài điều thú vị, đó là dù AstraZeneca được ca ngợi như người thành công trong lĩnh vực e-marketing, họ vẫn là một “kẻ khù khờ” trong một chừng mực nào đó. Hai thuốc của AZ: Tropol-XL và Pulmicort đã bị xếp hạng vào vùng “nhu nhược – kém thông minh”. Sự chênh lệch về chỉ số digital IQ giữa các nhãn hiệu ở cùng một công ty có vẻ như là bình thường trong ngành công nghiệp dược phẩm (xem biểu đồ dưới đây).


Tương tự là trường hợp của Pfizer, Viagra và Chantix của họ được xem là “thiên tài” trong khi Pristiq và Caduet lại là “thằng ngốc” trong thế giới e-marketing.

Tại sao lại như vậy ?

Câu trả lời thật đơn giản, bởi vì đó là “những nhãn hiệu hẹp hòi – Brand silos”. Tại một cuộc phỏng vấn vào hôm qua, nhà sáng lập L2 và cũng là giáo sư marketing ở trường NYU, đã trao đổi với chúng tôi rằng các tập đoàn dược phẩm đang bị chia rẽ sâu sắc bởi các thương hiệu. Hầu như không hề có sự chia sẻ nào về kinh nghiệm cũng như năng lực tốt nhất giữa các ê kíp ngay trong cùng một tổ chức. Tôi hy vọng rằng ông ấy chỉ đang bàn về lĩnh vực e-marketing mà thôi, như vậy cũng đã là quá đủ rồi!

Trong biểu đồ trên, chiều dài cột hiển thị của công ty nào càng lớn, công ty đó càng thể hiện sự “cục bộ” trong lĩnh vực này. Vì thế, AstraZeneca không chỉ được xem như thế lực mới nổi của không gian số, nó còn thể hiện đây là một “ngôi nhà hẹp hòi”.

Theo Pharma Marketing Blog

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire