samedi 22 mai 2010

Phương pháp "mù đôi" trong nghiên cứu lâm sàng

Lang thang trên mạng, tìm được một clip về thử nghiệm lâm sàng, tự nhiên muốn ôn lại một chút kiến thức thời còn học đại học.

Mục đích chính của việc thiết kế các phương pháp “mù đôi”, “mù đơn” là nhằm loại bỏ những yếu tố gây nhiễu như thiên vị trong chọn mẫu nghiên cứu, trong đánh giá kết quả. Một số ý chính của clip như sau:
Trong nghiên cứu lâm sàng, bệnh nhân sẽ được tuyển chọn từ 1 quần thể dân số đủ lớn để có thể cho ra kết quả nghiên cứu có ý nghĩa.
Các đối tượng tham gia nghiên cứu sẽ được “làm mù”, nghĩa là họ chỉ biết mục đích của nghiên cứu, chứ không biết cụ thể mình sẽ được thử thuốc gì. Tất cả tên họ của bệnh nhân sẽ được thay bằng các mã số và chỉ có những nhân viên chuyên trách được chỉ định mới có thể ráp lại mã số ứng với tên bệnh nhân.
Những bệnh nhân được làm mù và đã hoàn toàn khuyết danh này sẽ được chia ngẫu nhiên làm 3 nhóm, tương ứng với 3 liệu pháp điều trị: Liệu pháp đang thử nghiệm, liệu pháp đang hiện hành và liệu pháp đối chứng (hay liệu pháp giả dược – không dùng thuốc gì cả, liệu pháp này có mục đích là chứng tỏ sự khác biệt giữa việc không dùng thuốc và liệu pháp đang được hiện hành). Ba liệu pháp trên sẽ được mã hóa và kí hiệu là A, B và C. Tất cả thuốc sử dụng cho các liệu pháp đều hoàn toàn giống hệt nhau, chỉ có thành phần bên trong là khác.
Ba liệu pháp trên sẽ được tiến hành bởi 3 đội ngũ bác sĩ khác nhau (tất cả bác sĩ này cũng bị “làm mù”, nghĩa là không biết được rằng mình đang điều trị bằng liệu pháp nào), họ điều trị theo phác đồ được cho trước và ghi nhận lại các kết quả của liệu pháp.
Sau khi có kết quả rồi, họ mới gỡ bỏ các kí hiệu A, B, C đi và xem chúng là liệu pháp nào, và đưa ra nhận xét cuối cùng.
Thử nghiệm lâm sàng sẽ được tiến hành nhiều lần, nếu mọi lần đều cho kết quả tương tự nhau, liệu pháp điều trị mới sẽ được công nhận và được cơ quan thẩm quyền cho áp dụng vào điều trị.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire