lundi 4 juillet 2011

Nhà quản lý dự án: cầu nối quan trọng giữa nghiên cứu khoa học và công việc kinh doanh



Hầu hết các nhà hóa học, dù là trong ngành công nghiệp, khoa học, làm việc cho chính phủ, hoặc các tổ chức đều từng làm việc trong một dự án nghiên cứu tại một thời điểm. Vậy thì, ai là những người bắt đầu dự án khoa học, dẫn dắt nó, và ai là người chịu trách nhiệm về kết quả đầu ra?

Ở trường đại học, đó thông thường là giáo sư hướng dẫn khóa luận của bạn: đề tài tốt nghiệp hay luận văn thạc sĩ, tiến sĩ. Trong ngành công nghiệp, khác hẳn, có một bộ môn chuyên biệt dành để phát triển và chia sẻ những kỹ năng tốt nhất cho việc quản lý dự án. Và những người giám sát việc quản lý hàng ngày các dự án được gọi là những nhà quản lý dự án.

Hãy thử một tìm kiếm nhanh bằng google về “project manager”. Kết quả cho thấy quản lý dự án có thể được tìm thấy tại hầu hết ngành công nghiệp: xây dựng, công nghệ thông tin, quảng cáo, marketing và nhiều ngành khác khác. Quản lý các dự án nghiên cứu khoa học, dược phẩm chỉ là một mảnh nhỏ của chiếc bánh lớn hơn. Đó cũng là một công việc phù hợp mà nhiều nhà hóa học, dược sĩ đủ năng lực và đam mê có thể theo đuổi.

Với kinh nghiệm vừa đủ, kiến thức sâu về một quy trình nghiên cứu, cũng như khả năng liên kết và truyền tải thông tin tốt, các nhà hóa học thường được chú ý để trở thành người quản lý một dự án nghiên cứu thuốc. Một cơ hội như vậy đến với Becky Urbanek. Với nền tảng về hóa học [B.S., chemistry, Ohio Northern U., 1993; Ph.D., organic chemistry (natural product total synthesis), Univ. of Minnesota, 1998] công việc gần đây nhất của bà là Nhà nghiên cứu hóa dược chính của tập đoàn Astra Zeneca.

Năm ngoái, một thông báo được đưa ra cho biết tập đoàn sẽ dừng các hoạt động khoa học và nghiên cứu tại khu vực bà phụ trách. Becky sau đó đã chuyển đổi sang một vai trò khác thuộc về mảng kinh doanh của tập đoàn, hiện giờ bà đang giữ vị trí “Global Compliance Resource & Project Sr. Manager – Quản lý các nguồn lực và dự án toàn cầu” của Astra Zeneca.

“Tôi đã trở thành người quản lý các kế hoạch phát triển thuốc từ vài năm nay và tôi thật sự thích nó”, Becky chia sẻ. “Tôi đã từng không công nhận rằng quản lý dự án là một nghề nghiệp phát triển cho đến khi công ty thông báo về việc đóng cửa nhà máy, và tôi phải lên kế hoạch cho những việc đến với mình tiếp theo”

Mối liên hệ của Becky với các bộ phân trong công ty là một ưu thế rất giá trị

“Tôi đã trao đổi với những nhà quản lý khác rằng tôi am hiểu AstraZeneca, họ khuyên tôi nên tham gia một lớp đào tạo tại PMI (Project Management Institute) để phát triển khả năng quản lý dự án như một hướng đi của sự nghiệp.”

Trước khi kể tiếp câu chuyện, chúng ta hãy tạm nghỉ để tìm hiểu thế nào là một dự án

Định nghĩa đến từ PMI, như đã đề cập, là một tổ chức nghề nghiệp cho ngành quản lý dự án và được công nhận trên toàn cầu như một trong những cơ sở hàng đầu về lĩnh vực này. Dự án được định nghĩa là “một nỗ lực tạm thời được thực hiện để tạo ra một sản phẩm, một dịch vụ hay một kết quả nhất định”. Từ khóa ở đây là “tạm thời”, điều đó có nghĩa dự án luôn phải có điểm kết thúc, hoặc tới mốc bàn giao lại một số kết quả. Dự án được phân biệt với hoạt động - nói về những nỗ lực đang diễn ra mà một tổ chức phải luôn thực hiện để duy trì việc kinh doanh chính yếu của nó.

Với định nghĩa rộng như vậy, dự án có thể được tìm thấy ở bất cứ việc kinh doanh hay hoạt động nào (như ngay tại nhà bạn: một dự án tu sửa nhà cửa...). Cho dù phương pháp quản lý là hoàn toàn đặc thù cho từng công ty riêng biệt, quản lý dự án vẫn cung cấp một bộ khung làm việc cho phép phân tích và lên kế hoạch một vòng đời của dự án. Tuy nhiên, các hướng dẫn của PMI hay các tổ chức khác không phải là một chỉ dẫn bắt buộc để tiến hành một kế hoạch, đúng hơn là nó chỉ cung cấp nhiều sự lựa chọn, phương pháp tốt nhất sẽ tùy thuộc vào từng dự án và những con người thực hiện nó.

Vai trò của Becky là thiết lập một văn phòng quản lý để giám sát một danh mục các dự án phát triển thuốc của tập đoàn, được yêu cầu phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của chính phủ Mỹ và các nước khác, cũng như những quy định nội bộ của tập đoàn. Các quy định đó bao gồm nhiều vấn đề khác nhau như chống hối lộ, tham nhũng, bảo vệ dữ liệu nghiên cứu hay quyền riêng tư của bệnh nhân...

Một tài liệu tham khảo hữu ích có thể tìm thấy là bộ hướng dẫn chính thức của PMI: “A Guide to the Project Management Body of Knowledge, hay PMBOK Guide”. Mục đích của bộ hướng dẫn là tài liệu hóa và chuẩn hóa các thông tin và thực hành đã được chấp nhận rộng rãi trong việc quản lý dự án.

Kiến thức về quy trình quản lý dự án cũng khá hữu ích khi làm việc trong dự án, ngay cả khi bạn không quản lý nó. Nó cung cấp cho bạn một sự am hiểu về độ phức tạp của việc quản lý một dự án, và có thể giúp bạn nắm được bối cảnh đằng sau một số quyết định liên quan đến dự án

Một câu nói thường được nhắc đến trong lĩnh vực này là việc trao đổi thông tin thường chiếm đến 90% thời gian của một nhà quản lý dự án.

Becky chia sẻ rằng phần lớn thời gian làm việc của bà dành cho “trao đổi với rất nhiều trưởng nhóm nghiên cứu của tập đoàn để hiểu về dự án họ đang làm – những tài nguyên họ cần, sự liên kết phụ thuộc giữa các dự án, tình hình tiến độ cũng như khả năng về ngân sách.”

“tôi cũng giúp họ phát triển hay xác định các công cụ cần thiết để theo dõi tiến độ của dự án, nhu cầu nhân lực”, bà nói. “Rất nhiều thời gian đã được bỏ ra để nói chuyện điện thoại, cũng như ngồi trước máy tính, vì đây là một vai trò toàn cầu”

Và Becky cảm thấy không hối tiếc khi rời bỏ phòng thí nghiệm.

“Từ nhiều năm trước tôi đã quyết định thôi nghiên cứu thuốc, nhưng tôi vẫn muốn làm việc liên quan đến các dự án phát triển dược phẩm,” Becky nói. “Luôn luôn có một sự hào hứng trong êkip phát triển thuốc, đặc biệt là khi tiến trình diễn ra thuận lợi và bạn tin rằng mình đang tham gia tích cực vào việc cứu sống bệnh nhân.”

Việc đóng cửa nhà máy chắc chắn là khó khăn đã khiến bà phải tìm một công việc mới, nhưng Becky lại cảm thấy may mắn khi điều đó xảy ra.

“Một cơ hội tốt đã đến với tôi để thay đổi công việc tại AstraZeneca, đến với một lĩnh vực mà tôi chưa hề có kinh nghiệm, và nó cũng mang đến cho tôi một tầm nhìn qua các lĩnh vực khác trong việc kinh doanh”. “Nó giúp tôi có thêm kinh nghiệm trong việc quản lý các dự án với các khía cạnh bên ngoài công tác R&D, khiến cho tôi thiên về thị trường và marketing hơn trước. Tôi tin tưởng rằng quản lý dự án là một công việc tiềm năng và nó sẽ mở rộng trên nhiều lĩnh vực khác”

cenblog.org

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire