Sản xuất tân dược lậu là một việc làm siêu lợi nhuận. Thật vậy, người ta dự đoán sẽ có khoảng 75 tỷ USD rơi vào túi của những người tham gia đường dây này trong năm 2010, từ sản xuất cho đến phân phối. Nó thậm chí còn lời hơn cả việc tổng hợp ma tuý, trong khi khả năng bị phát hiện và truy quét là nhỏ hơn hẳn! (ví dụ như theo tổ chức Interpol, lợi nhuận phát sinh từ việc làm giả thuốc Viagra cao hơn gấp 10 lần so với việc phân phối “hàng trắng” trên đường phố).
Một khó khăn khác trong việc đấu tranh chống thuốc giả chính là vấn đề pháp lý, trong khi hầu hết các nước đều đã quy định cụ thể những luật lệ để diệt trừ tội phạm ma tuý, ngành công nghiệp thuốc giả bấy lâu nay vẫn được bao che bởi các vấn đề chính trị, gian lận hay các hoạt động rửa tiền tại nhiều quốc gia. Trong thực tế, “thay vì tiếp tục cho ra đời những viên ectasy hồng phiến, bọn làm lậu đã sửa đổi dây chuyền của chúng và bắt đầu cho sản xuất những viên Lipitor (thuốc giảm lipid hàng đầu của Pfizer)”, Kubic, đại diện cơ quan điều tra của Viện an ninh dược phẩm Hoa kỳ đã nhận xét như vậy. Thực tế, các nhà điều tra đang tìm thấy một sự giao nhau ngày càng tăng giữa việc sản xuất ma tuý và làm thuốc giả. Ví dụ, trong một cuộc bố ráp gần đây tại Istanbul, người ta đã bắt quả tang được 700.000 viên Viagra giả nằm ngay bên cạnh 51 kg heroin, theo Shore, người phát ngôn của Pfizer cho biết.
Lợi nhuận cao cộng với rủi ro tương đối thấp có thể là một động lực lớn, nhưng nhiều yếu tố khác cũng tạo điều kiện cho việc sao chép dược phẩm trái phép. Ngày nay, việc toàn cầu hoá sản xuất đã tạo ra nhiều hơn các khâu trung gian giữa nhà sản xuất và sự tiêu thụ thuốc của bệnh nhân. Giới làm giả đã đầu tư vào những "mắt xích phân mảnh" như vậy hòng xâm nhập thị trường thuốc với "hàng giả của chúng trông giống hệt bản gốc", theo lời ông James Thomson, chủ tịch của Liên minh châu Âu chống thuốc giả. Ngoài ra, sự xuất hiện và gia tăng của các hiệu thuốc trên Internet cũng đã cho phép các cá nhân vô danh bán thuốc trực tiếp đến người tiêu dùng; quả thật, WHO ước tính rằng một nửa của tất cả các loại thuốc bán trên Internet, là hàng giả.
Hiên nay vẫn chưa có một báo cáo chính xác nào về con số cụ thể lượng thuốc giả tồn tại trong toàn bộ hệ thống tiêu thụ thuốc trên thế giới. Ước đoán gần đúng nhất đó là : xấp xỉ 1% thuốc tại các quốc gia phát triển (gồm Mỹ và Châu Âu), là giả mạo, theo nhận định của Paul Newton, một bác sĩ tại Trung tâm Y học Nhiệt đới của Đại học Oxford ở Lào. Đối với những quốc gia đang phát triển, con số này dao động trong khoảng từ 10-50%. "Tuy nhiên, chúng tôi thực sự không có một cái nhìn toàn diện đầy đủ về phạm vi của vấn đề"
Thay vào đó, những con số thống kê từ một số sự kiện độc lập có thể cung cấp một cái nhìn rõ hơn, có thể không đầy đủ, về toàn cảnh bức tranh : Năm 2008, liên minh châu Âu đã triển khai một chiến dịch trong 2 tháng với tên gọi "Medi-fake" nhằm theo dõi và tịch thu hơn 34 triệu viên thuốc bất hợp pháp. Cùng năm đó, tập đoàn GlaxoSmithKline đã thông báo rằng họ đã phát hiện 289 trường hợp giả mạo thuốc của họ, với tổng giá trị bị làm nhái là khoảng 11 triệu USD. Con số trên có vẻ nhiều, nhưng thực tế đó là năm mà công ty phát hiện ra ít trường hợp làm giả dược phẩm nhất trong vòng 5 năm gần đây.
Các công ty khác cũng cùng chung cảnh ngộ, tập đoàn Pfizer thông báo rằng : trong 9 tháng đầu tiên của năm 2009, 8,5 triệu viên thuốc lậu giả Pfizer đã bị bắt giữ. Họ cung cấp thêm rằng đã phát hiện 14 mặt hàng của công ty bị làm nhái, sau đó chúng thâm nhập vào các chuỗi cung ứng hợp pháp của tập đoàn tại 36 quốc gia, bao gồm cả Mỹ, Canada, và Liên hiệp Anh. Marcy Forman, người đứng đầu đội thi hành luật pháp của cơ quan Di trú và Hải quan Hoa Kỳ phụ trách về hàng giả, cho biết : tuần nào họ cũng bắt được ít nhất một vụ nghi ngờ là thuốc giả tại biên giới. Khi chính quyền Mỹ bắt giữ tên Kevin Xu, một "trùm" vận chuyển tân dược lậu vào năm 2007, họ đã phát hiện rằng : người Mỹ đã mua thuốc của hắn với tổng trị giá là 232.568 USD thông qua các kênh trên Internet.
Một khó khăn khác trong việc đấu tranh chống thuốc giả chính là vấn đề pháp lý, trong khi hầu hết các nước đều đã quy định cụ thể những luật lệ để diệt trừ tội phạm ma tuý, ngành công nghiệp thuốc giả bấy lâu nay vẫn được bao che bởi các vấn đề chính trị, gian lận hay các hoạt động rửa tiền tại nhiều quốc gia. Trong thực tế, “thay vì tiếp tục cho ra đời những viên ectasy hồng phiến, bọn làm lậu đã sửa đổi dây chuyền của chúng và bắt đầu cho sản xuất những viên Lipitor (thuốc giảm lipid hàng đầu của Pfizer)”, Kubic, đại diện cơ quan điều tra của Viện an ninh dược phẩm Hoa kỳ đã nhận xét như vậy. Thực tế, các nhà điều tra đang tìm thấy một sự giao nhau ngày càng tăng giữa việc sản xuất ma tuý và làm thuốc giả. Ví dụ, trong một cuộc bố ráp gần đây tại Istanbul, người ta đã bắt quả tang được 700.000 viên Viagra giả nằm ngay bên cạnh 51 kg heroin, theo Shore, người phát ngôn của Pfizer cho biết.
Lợi nhuận cao cộng với rủi ro tương đối thấp có thể là một động lực lớn, nhưng nhiều yếu tố khác cũng tạo điều kiện cho việc sao chép dược phẩm trái phép. Ngày nay, việc toàn cầu hoá sản xuất đã tạo ra nhiều hơn các khâu trung gian giữa nhà sản xuất và sự tiêu thụ thuốc của bệnh nhân. Giới làm giả đã đầu tư vào những "mắt xích phân mảnh" như vậy hòng xâm nhập thị trường thuốc với "hàng giả của chúng trông giống hệt bản gốc", theo lời ông James Thomson, chủ tịch của Liên minh châu Âu chống thuốc giả. Ngoài ra, sự xuất hiện và gia tăng của các hiệu thuốc trên Internet cũng đã cho phép các cá nhân vô danh bán thuốc trực tiếp đến người tiêu dùng; quả thật, WHO ước tính rằng một nửa của tất cả các loại thuốc bán trên Internet, là hàng giả.
Hiên nay vẫn chưa có một báo cáo chính xác nào về con số cụ thể lượng thuốc giả tồn tại trong toàn bộ hệ thống tiêu thụ thuốc trên thế giới. Ước đoán gần đúng nhất đó là : xấp xỉ 1% thuốc tại các quốc gia phát triển (gồm Mỹ và Châu Âu), là giả mạo, theo nhận định của Paul Newton, một bác sĩ tại Trung tâm Y học Nhiệt đới của Đại học Oxford ở Lào. Đối với những quốc gia đang phát triển, con số này dao động trong khoảng từ 10-50%. "Tuy nhiên, chúng tôi thực sự không có một cái nhìn toàn diện đầy đủ về phạm vi của vấn đề"
Thay vào đó, những con số thống kê từ một số sự kiện độc lập có thể cung cấp một cái nhìn rõ hơn, có thể không đầy đủ, về toàn cảnh bức tranh : Năm 2008, liên minh châu Âu đã triển khai một chiến dịch trong 2 tháng với tên gọi "Medi-fake" nhằm theo dõi và tịch thu hơn 34 triệu viên thuốc bất hợp pháp. Cùng năm đó, tập đoàn GlaxoSmithKline đã thông báo rằng họ đã phát hiện 289 trường hợp giả mạo thuốc của họ, với tổng giá trị bị làm nhái là khoảng 11 triệu USD. Con số trên có vẻ nhiều, nhưng thực tế đó là năm mà công ty phát hiện ra ít trường hợp làm giả dược phẩm nhất trong vòng 5 năm gần đây.
Các công ty khác cũng cùng chung cảnh ngộ, tập đoàn Pfizer thông báo rằng : trong 9 tháng đầu tiên của năm 2009, 8,5 triệu viên thuốc lậu giả Pfizer đã bị bắt giữ. Họ cung cấp thêm rằng đã phát hiện 14 mặt hàng của công ty bị làm nhái, sau đó chúng thâm nhập vào các chuỗi cung ứng hợp pháp của tập đoàn tại 36 quốc gia, bao gồm cả Mỹ, Canada, và Liên hiệp Anh. Marcy Forman, người đứng đầu đội thi hành luật pháp của cơ quan Di trú và Hải quan Hoa Kỳ phụ trách về hàng giả, cho biết : tuần nào họ cũng bắt được ít nhất một vụ nghi ngờ là thuốc giả tại biên giới. Khi chính quyền Mỹ bắt giữ tên Kevin Xu, một "trùm" vận chuyển tân dược lậu vào năm 2007, họ đã phát hiện rằng : người Mỹ đã mua thuốc của hắn với tổng trị giá là 232.568 USD thông qua các kênh trên Internet.
Chống thuốc giả : Cần sự hợp tác toàn cầu
chống thuốc giả (2) : chạy đua với thế giới ngầm
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire