mercredi 21 avril 2010

Một số đánh giá về thị trường dược phẩm và y tế Việt Nam theo phân tích SWOT


Điểm mạnh :

- Tiềm năng phát triển lớn, phục vụ cho dân số 90 triệu người.

- Sự cam kết của chính phủ về việc nâng cao sức khỏe cho toàn dân.

- Các nhà sản xuất thuốc generic trong nước đã phát triển khá đáng kể.

- Khá dồi dào phong phú trong lĩnh vực đông dược với 1 tiềm năng phát triển các thuốc thuộc phạm vi không kê đơn (OTC)

Điểm yếu :

- Là một trong những thị trường dược phẩm kém phát triển nhất ở châu Á, thể hiện qua giá trị tiêu thụ thuốc bình quân đầu người khá thấp.

- Luật bảo hộ bản quyền thuốc và sở hữu trí tuệ đang nằm ở chuẩn thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế.

- Thuốc giả chiếm một lượng đáng kể trong thành phần các thuốc đang lưu hành trên thị trường.

- Hầu như không có phân biệt giữa các thuốc kê đơn hay không kê đơn, nhìn chung hầu hết thuốc đều có thể mua mà không cần toa bác sĩ.

- Chính sách về giá thuốc khá phức tạp, có chiều hướng thiên vị cho các nhà sản xuất nội.

- Một thị trường quá phụ thuộc vào nhập khẩu, đặc biệt đối với thuốc đặc trị, công nghệ cao và lĩnh vực nguyên liệu thuốc (hoạt chất và tá dược). Điều này làm thị trường dễ bị tổn thương trước những biến động tiền tệ trên thế giới.

- Các công ty trong nước buộc phải tuân thủ các chuẩn mực sản xuất thuốc của quốc tế (Good manufacturing practice – WHO), điều này khiến họ phải đầu tư khá tốn kém.

- Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tuyến đầu kém hiệu quả khiến cho việc tiếp cận thuốc bị vướng mắc.

- Sự độc quyền của các nhà phân phối lớn, tình trạng hoa hồng chiết khấu cho bác sĩ khó kiểm soát.

Cơ hội :

- Sáng kiến hòa hợp ASEAN, bao gồm sự áp dụng các tiêu chuẩn quản lý của phương Tây như ICH hay WHO.

- Sự ra đời của luật « bảo hộ độc quyền trong 5 năm » đối với các hồ sơ dữ liệu lâm sàng tạo điều kiện cho việc thực hiện các nghiên cứu lớn đa quốc gia.

- Quá trình đóng băng của thị trường sắp kết thúc và có thể thúc đẩy một sự gia tăng giá trị, bất chấp những dự đoán về khả năng sụt giảm về số lượng.

- Tái cấu trúc căn bản ngành công nghiệp dược, với sự nhấn mạnh về đầu tư nước ngoài và phát triển công nghệ sinh học.

- Giá thuốc tăng và môi trường luật pháp tiến bộ có thể thu hút nhiều hơn sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài.

- Là thành viên chính thức và toàn diện của WTO khiến cho các hoạt động thương mại dược phẩm được cải thiện và phát triển.

Rủi ro :

- Chính quyền vẫn không muốn tuân thủ hoàn toàn tiêu chuẩn quốc tế về luật bảo hộ bản quyền và sở hữu trí tuệ.

- Sự can thiệp đáng kể của nhà nước vào ngành công nghiệp dược, có phần thiên vị các công ty địa phương thông qua các hình thức thuế quan và hỗ trợ.

- Với một nền kinh tế còn mỏng manh, Việt Nam ngày càng chịu nhiều tác động bởi chu kỳ suy thoái của kinh tế thế giới và khu vực.

- Hiện tượng « nhập khẩu song song – parallel import » có thể ảnh hưởng tiêu cực đến những thuốc còn bảo hộ độc quyền.


Theo Vietnam Pharmaceuticals & Healthcare Report Q3 2009

download bản báo cáo tại :

http://www.manetwork.vn/Images/MA/AnalysisReport/20090803/c826233b-cb01-4447-9fd0-3417d0087160.TA.BVSC.77.pdf

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire